Nghìn lẻ chiêu lừa cọc giữa cơn sốt đất

Thứ sáu, 10/06/2022 14:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lợi dụng cơn sốt đất, nhiều người đã tung chiêu để chiếm khách hàng mất hàng tỷ đồng tiền cọc.

Anh Lê Hữu Cầu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, cách đây 2 tháng, khi cơn sốt đất ven hồ đang vào sóng. Mảnh đất 1.200 m2 của anh ở Hoà Bình sau một thời gian ngắn đã có người đặt mua. Mảnh đất nằm ven hồ, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho khách hàng đầu tư nghỉ dưỡng.

Mảnh đất có vị thế đẹp, nên nhanh chóng được chốt với giá 5,5 tỷ đồng. Khách hàng mua đất của anh cũng rất thiện chí, sẵn sàng đặt  cọc cho anh 1 tỷ đồng và hẹn 1 tuần sau sẽ chuyển nhượng.

nghin le chieu lua coc giua con sot dat hinh 1

Lợi dụng cơn sốt đất, nhiều người đã tung chiêu để chiếm khách hàng mất hàng tỷ đồng tiền cọc. (Ảnh: minh họa)

Ban đầu, anh Cầu nghĩ rằng, người mua có thiện chí nên mới đặt cọc nhiều. Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu xảy ra kể từ đây, đúng ngày hẹn người mua quay lại và đo đạc diện tích mảnh đất. Khi đó anh Cầu mới tá hỏa, mảnh đất của anh diện tích không đủ 1.200 m2 như cam kết trong hợp đồng.

“Tôi mua lại mảnh đất này từ cách đây hơn 5 năm, khi mua, mảnh đất này đã được chủ cũ xây tường gạch giữ đất sẵn rồi, tôi chỉ nhìn diện tích trên sổ để mua, chứ không bao giờ đo đạc thực tế”, anh Cầu cho hay.

Sau khi đo lại thực tế diện tích mảnh đất chỉ có 1.150 m2. Vì chưa bao giờ mua bán gì nên anh Cầu thấy trên sổ đỏ ghi bao nhiêu thì rao bán như thế. 

Tuy nhiên, khách hàng nhất định đòi phạt cọc vì trong giấy cọc có cam kết: “Nếu diện tích đất không đủ, phải bồi thường người mua bằng số tiền cọc”.

“Họ một mực đòi phạt cọc đúng 1 tỷ đồng, nhất quyết không thương lượng dù tôi đã đồng ý giảm toàn bộ diện tích thiếu hụt. Nếu không trả  họ sẽ gửi đơn kiện lên toà, ai sai người ấy chịu”, anh Cầu kể.

Bên cạnh đó, nếu không bồi thường, người mua doạ sẽ cho xã hội đen tìm đến nhà anh và cho người đứng canh ở mảnh đất khiến anh không thể bán được cho ai nữa.

Sau khi chấp nhận phạt cọc số tiền 1 tỷ đồng, anh Cầu mới được những hộ dân xung quanh cho biết, trước ngày ký cọc vài hôm, đã có người đi xuống đo đạc mảnh đất của anh cẩn thận.

“Họ đã biết mảnh đất của tôi bị thiếu diện tích thực tế, nên cố tính mua giá cao, cọc nhiều tiền để lừa mình”, anh Cầu nhăn nhó nói.

Cũng bị gài hợp đồng đặt cọc như anh Cầu, chị Mai Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, tôi có 1 mảnh đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở Ba Vì, có 50 m2 đất ở, mảnh đất rộng 2.000 m2. Thời điểm sốt, tôi rao bán với giá 4 tỷ.

Chỉ vài ngày sau đã có khách quan tâm. Sau vài ngày đàm phán, họ chốt giá mua là 3,7 tỷ đồng. Việc đặt cọc diễn ra khá nhanh chóng, vì bản thoả thuận đặt cọc dài 5 trang, nên tôi cũng không đọc kỹ. 

Đến ngày công chứng, vị khách của chị Mai Anh bỗng “quay xe” nói chị đã vi phạm thoả thuận cọc. 

Cụ thể, trong giấy cọc ghi rõ “khu đất nằm trong khu dân cư đã có sẵn”, nhưng mảnh đất của chị xung quanh bốn bề đều là cây cối, không có nhà dân ở.

Vì thế, vị khách mua nhà của chị kiên quyết không làm chuyển nhượng, bắt chị phải đền cọc số tiền là 300 triệu đồng. 

Chị Mai Anh thương lượng chỉ trả lại cọc 300 triệu đồng và không bị phạt, nhưng vị khách này không nghe, đòi kiện chị.

Cuối cùng, vì không chịu được lằng nhằng, chị Mai Anh chấp nhận mất oan số tiền 300 triệu đồng. 

“Vì thấy cơn sốt đất đang nóng nên tôi không mấy để ý, thấy được giá là bán vội, ai ngờ tiền lãi không thấy đâu, mất toi 300 triệu đồng”, chị Mai Anh nhăn nhó nói.

Theo các chuyên gia, trong cơn sốt đất, lợi dụng tâm lý bán được giá của chủ đất, những chiêu trò lừa cọc diễn ra khá nhiều. 

Những đối tượng trên chủ yếu là “cò” đất, lái buôn không muốn chi tiền, không có nhu cầu đầu tư dài hạn và không có khả năng thẩm định giá bất động sản.

Họ đã tìm hiểu kỹ về lô đất, thấy có sơ hở liền lợi dụng hoặc cài cắm những mánh khoé ngôn từ để ép khách phạt cọc. 

“Để giảm thiểu rủi ro pháp lý khi đặt cọc nhà đất thì các bên đọc thật kỹ hợp đồng, xem xét bản thân có đáp ứng được các điều khoản, phần mô tả hiện trạng hay không… tránh ký vào hợp đồng mà bên khác đưa cho khi chưa soát kỹ thông tin. Có thể tham khảo ý kiến luật sư đối với hợp đồng đó hoặc thuê luật sư soạn thảo hợp đồng đặt cọc. Ngoài ra có thể thực hiện công chứng/chứng thực hợp đồng đặt cọc”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bất động sản Việt Nam vẫn đang là điểm đến hàng đầu với nhiều nhà đầu tư quốc tế

Bất động sản Việt Nam vẫn đang là điểm đến hàng đầu với nhiều nhà đầu tư quốc tế

(CLO) Mặc dù thị trường bất động sản vẫn đang có nhiều thách thức, tuy nhiên Việt Nam vẫn được xem là điểm đến hàng đầu đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực.

Bất động sản
Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

(CLO) Đây là khu đất vàng nằm trên trục đường chính Hoàng Liên ở phía bắc thành phố Lào Cai vốn là nơi có 4 trụ sở cũ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai,Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai và Trường Mầm non Hoa Hồng.

Bất động sản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

(CLO) Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Phát triển thị trường bất động sản du lịch cũng là cơ hội khai thác và sử dụng đất đai một cách hiệu quả khi biến những vùng đất hoang sơ chưa có giá trị thành những vùng đất có giá trị kinh tế cao.

Bất động sản
Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

(CLO) Trong đợt đấu giá này, 217 lô đất tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ được đưa ra đấu giá.

Bất động sản
Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chấp thuận cho UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển mục đích sử dụng 50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Xây Đá B mới tại huyện Châu Thành.

Bất động sản