Bài 3: Thêm nhiều dự án đầu tư tai tiếng

Thứ tư, 25/07/2018 07:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không chỉ có nỗi thất vọng mang tên Matexim, Sahabak mà nhiều dự án khác đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không mang lại hiệu quả như mong muốn, để lại nhiều tai tiếng và gây bức xúc cho người dân địa phương.

Đổi chủ vẫn không “đổi mệnh”

Công ty Cổ phần Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn (tiền thân là Công ty TNHH Vạn Lợi) được cấp phép đầu tư D.A xây dựng khu liên hợp gang thép năm 2007 với công suất 250 nghìn tấn/năm trên diện tích 9,589ha và D.A xây dựng nhà máy nung tuyển quặng sắt năm 2009, công suất 600 nghìn tấn/năm trên diện tích hơn 17,7ha.

Mặc dù không có năng lực đầu tư, hồ sơ cấp GCN đầu tư cả 2 dự án không cho thể hiện rõ năng lực tài chính nhưng vẫn được UBND tỉnh Bắc Kạn chấp thuận dự án. Và cũng bởi những kẽ hở về mặt pháp lý, cơ chế chính sách của tỉnh Bắc Kạn mà địa phương này đã rước phải một nhà đầu tư chỉ biết “nổ” mà không thể làm.

Năm 2010, Công ty TNHH Vạn Lợi đã chuyển nhượng hai dự án này cho Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi Bắc Cạn. Năm 2014, Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi Bắc Cạn đổi tên thành Công ty CP Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn (Công ty Kim Sơn). Dù đã đổi chủ và nhiều lần thay đổi, điều chỉnh dự án nhưng doanh nghiệp vẫn không thể đưa nhà máy vào vận hành theo cam kết.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
Thực trạng tại Công ty CP Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn 

Theo quan sát của phóng viên tại KCN Thanh Bình, ngoài tấm biển Khu liên hiệp gang thép Kim Sơn còn khá mới thì hơn 27ha đất giao Công ty CP Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn cùng hệ thống nhà xưởng, máy móc bị vây kín bởi cỏ lau, hoen rỉ dần theo thời gian. Ông Hoàng Minh Tân, người dân huyện Chợ Mới cho biết: Khi dự án mới vào đầu tư, nghe chính quyền vận động, tuyên truyền, người dân ai cũng phấn khởi, mong nhà máy sớm hoạt động để tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương. Nhưng, càng chờ đợi thì nhà máy càng “teo tóp” và đến nay những cỗ máy móc chỉ còn là đống sắt không hồn.

Lắc đầu ngán ngẩm, ông Nông Đình Huân, Phó BQL các KCN Bắc Kạn cho biết: Mặc dù luôn quan tâm, ủng hộ và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng ngày 22/6/2015 Ban Quản lý các KCN cũng đành phải ra quyết định thu hồi GCN đầu tư với cả hai D.A của Công ty CP Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn. Tháng 1/2016, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành văn bản thu hồi 9,589ha và ngày 21/6/2017 tiếp tục ban hành văn bản thu hồi 17,7ha đất đã cấp cho doanh nghiệp này. Mới đây, ngày 16/01/2018, Sở KHĐT tỉnh Bắc Kạn cũng đã có văn bản thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp của công ty. 

Báo cáo của BQL các KCN cũng cho thấy, hiện doanh nghiệp này đang nợ nghĩa vụ tài chính gồm tiền sử dụng hạ tầng và tiền dịch vụ công ích từ năm 2012 đến nay khoảng 13 tỷ đồng, trong đó số tiền dịch vụ hạ tầng là hơn 4,8 tỷ, số còn lại hơn 7,6 tỷ là tiền dịch vụ công ích.

“Thiên nga…hóa cóc”

Không chỉ các doanh nghiệp đầu tư tại KCN Thanh Bình năng lực yếu kém, nhiều dự án khác đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng đang thể hiện một bức tranh “tối màu”, kìm hãm sự phát triển một địa phương đang rất cần đến sự bứt phá về công nghiệp như Bắc Kạn.  

Nhà máy sản xuất và chế tạo ôtô Tracimexco thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Nhà máy lắp ráp và đóng mới ô tô Trala, được tỉnh Bắc Kạn ưu tiên cho một khu đất đẹp, vốn là đất lúa của xã Xuất Hóa, với mong muốn nhà máy đi vào hoạt động sẽ có thêm nguồn thu cho tỉnh và giải quyết được việc làm cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, xưởng sản xuất và lắp ráp ô tô chẳng thấy đâu, đơn vị này lại tận dụng diện tích mặt bằng, nhà xưởng để khai thác nguồn nguyên liệu của địa phương bằng cách lắp ráp Dây chuyền sản xuất đũa gỗ Bồ đề vào tháng 10/2012 với công xuất 2 contenơ 40 feet/tháng tương đương 2000 bao đũa với tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng… Hiện, nhà máy sản xuất đũa cũng đang gặp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân thôn Nà Bản bởi tình trạng khói bụi mù mịt và tiếng ồn của cơ sở sản xuất đũa gỗ.

Được biết, trước đó, (ngày 7/1/2017), Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bắc Kạn đã có Công văn số 728/BHXH-KT&TN gửi Liên đoàn Lao động tỉnh để phối hợp khởi kiện ra tòa án đối với các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm kéo dài với số tiền lớn, trong đó, Công ty Cổ phần sản xuất & chế tạo ô tô TRACIMEXCO có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. "Đây là một trong những doanh nghiệp nợ đọng đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động với số lượng lớn, kéo dài từ năm này sang năm khác, mặc dù các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc, nhưng các doanh nghiệp này vẫn cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện các nghĩa vụ, xâm phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động" - lãnh đạo BHXH tỉnh Bắc Kạn cho biết.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 Không biết bao giờ dự án của Công ty TNHH Ngọc Linh mới đi vào hoạt động (ảnh: Nguyễn Toán)

Thêm một dự án khác được trao chứng nhận đầu tư trên địa bàn huyện Chợ Đồn là Dự án xây dựng nhà máy điện phân chì kẽm công suất 30.000 tấn/năm của Công ty TNHH Ngọc Linh tại xã Ngọc Phái. Đây là dự án do UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007, số 13101000018 cho Công ty TNHH Ngọc Linh với mục tiêu sản xuất kẽm thỏi và các sản phẩm khác từ kẽm như chì, bột oxit kẽm,… phục vụ cho ngành công nghiệp; quy mô sản xuất hàng năm 25.000 tấn kẽm, 6.000-10.000 tấn chì, 1.200 tấn bột kẽm oxitvà 40.000 tấn axit sunfuaric.

Theo giấy chứng nhận đầu tư ban đầu, dự án có tổng vốn đầu tư là 789 tỷ đồng, trong đó vốn tự có có 180 tỷ, tương đương với chưa tới 23%, còn lại là vốn vay. Tiến độ thực hiện dự án bắt đầu từ tháng 10/2007 và hoàn thành vào tháng 12/2008. Tuy nhiên, đến nay dự án này đã thay đổi giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 8 (gần nhất là ngày 1/11/2017). Tổng vốn dự án đã tăng lên 2.170 tỷ đồng, tức tăng gần 1.400 tỷ đồng theo đăng ký ban đầu. Vốn góp đã tăng lên là 355,8 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ chiếm 16%. Theo như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì đến tháng 3 năm 2018 hoàn thành đưa xưởng sản xuất bột cát kết và phân xưởng axit đi vào hoạt động; tháng 11/2018 phân xưởng kẽm đi vào hoạt động; tháng 5/2019 hoàn thành toàn bộ dự án. Thế nhưng đến nay, dự án này vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa có bất cứ nhà máy, phân xưởng nào đi vào hoạt động.

Thành Vinh

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra