Hà Nội: Ngổn ngang vi phạm PCCC tại chợ Hà Đông

Thứ hai, 02/04/2018 11:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Là một trong những chợ trung tâm lớn nhất quận Hà Đông nhưng Ban quản lý chợ Hà Đông lại coi thường công tác phòng cháy chữa cháy, tự ý thay đổi công năng của chợ, đưa xe ô tô vào trông trái phép tại tầng hầm gây nguy cơ cháy nổ cao. Mặc dù đã bị kiểm tra xử phạt khi để xảy ra vi phạm các quy định về PCCC (phòng cháy, chữa cháy) nhưng đến nay Ban quản lý chợ vẫn để ngổn ngang vi phạm.

Mới đây, khoảng 14h ngày 31/3, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại chợ Quang (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) đã thiêu rụi nhiều hàng hóa, xe máy và tài sản của tiểu thương. Người người dân cho biết họ phát hiện ngọn lửa bùng phát tại một cửa hàng vàng mã trong khu chợ; ngọn lửa bùng phát dữ dội và nhanh chóng cháy lan sang các nhà dân liền kề, dù lực lượng PCCC được thông báo ngay sau đó nhưng do địa hình nhỏ hẹp nên rất khó tiếp cận hiện trường. Vụ cháy cuối cùng cũng được dập tắt nhưng khung cảnh chợ Quang chỉ còn lại một đống hoang tàn; có nhiều người bật khóc vì cả gian hàng cháy rụi, thiệt hại nặng nề.

Mặc dù đã có những cảnh báo về PCCC là vậy nhưng nhiều chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có chợ Hà Đông, công tác PCCC vẫn chưa được chú trọng. Theo phản ánh của tiểu thương chợ này, Ban quản lý chợ Hà Đông ký hợp đồng với một số cá nhân làm thay đổi công năng của chợ khiến vi phạm PCCC thêm nghiêm trọng. Qua tìm hiểu của phóng viên, tầng 3 – khu A của chợ Hà Đông đang được Ban quản lý chợ ký hợp đồng số 1208/HĐ/ĐĐ với Công ty TNHH ĐTTM&DV Thanh Thủy, cho thuê diện tích 600m2 để làm tiệc cưới Newday. 

Chủ đầu tư tiệc cưới Newday đã tự ý phá bỏ tường ngăn, đập thông phòng, cho trang trí nhiều vật dụng dễ cháy, làm thay đổi công năng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đảm bảo PCCC của chợ. Nghiêm trọng hơn, tiệc cưới này còn làm cả một hệ thống bếp nấu ăn với bếp ga công nghiệp gây nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trước đó, đơn vị này còn ngang nhiên dựng nhà khung sắt làm nơi nấu ăn, kho thực phẩm nhưng đã bị Phòng Cảnh sát PCCC số 9 dẹp bỏ.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 Hệ thống cứu hỏa tại chợ Hà Đông

Trên khu vực các gian hàng tại tầng 1 và 2, khu A chợ Hà Đông, tình trạng tiểu thương buôn bán lấn chiếm lối đi, vượt quá diện tích cho phép trong đó có rất nhiều gian hàng dễ cháy nhưng quần áo, vải vóc, đồ nhựa... diễn ra suốt một thời gian dài nhưng cũng không được chấn chỉnh. Khu vực tầng hầm của chợ với công năng chính là trông giữ xe máy, xe đạp vẫn đang được Ban quản lý cho trông giữ ô tô trái phép. 

Tại đây, nhân viên thu tiền gửi xe còn ngang nhiên thu cao hơn giá niêm yết. Trong vai một người gửi xe máy, phóng viên nhận được một vé xe được in có mệnh giá 2000 đồng/lượt nhưng khó hiểu là vé lại được đóng chèn con số 3000đ. Một nhân viên thu tiền gửi xe tên Thơm khi xé vé kèm theo câu “bốn nghìn đồng em ơi”. Khi phóng viên thắc mắc về giá tiền in trên vé một kiểu, thu một kiểu thì nhân viên này trả lời một cách thản nhiên: “Vé ba nghìn nhưng thu bốn nghìn, đơn giản chỉ có vậy thôi, Ban quản lý chỉ đạo như vậy...”. Hằng ngày có hàng trăm, hàng nghìn lượt người ra vào chợ gửi xe, với việc thu cao hơn giá vé niêm yết thì số tiền những nhân viên này được hưởng lợi không hề nhỏ?

Trước đó, qua kiểm tra của đoàn liên ngành quận Hà Đông và Kết luận 186/TB-UBND của UBND quận Hà Đông đã chỉ rõ việc Ban quản lý chợ Hà Đông tự ý trông giữ xe ô tô (từ thời ông Bạch Văn Đấu làm trưởng ban, hiện nay bà Nguyễn Thị Loan – Phó ban phụ trách): Trước thời điểm tháng 1/2015, việc trông giữ xe ô tô được thực hiện theo hình thức hợp đồng 1 năm 1 lần giữa Ban quản lý chợ và từng chủ xe. 

Từ tháng 1/2015 đến nay, Ban quản lý chợ vẫn trông giữ xe nhưng không ký hợp đồng với chủ xe. Tại Quyết định số 2339/QĐ-UBND ngày  6/12/2007 phê duyệt phương án sắp xếp ngành hàng, tiền thuê quầy kinh doanh tại chợ Hà Đông, UBND tỉnh Hà Tây quy định: “Tầng hầm... là nơi để xe của các hộ kinh doanh và khách vào chợ, ngoài ra còn có 40 gian kho để hàng, mỗi gian có diện tích 10m2 và tầng hầm làm dịch vụ trông giữ phương tiện xe đạp, xe máy, kho để hàng”. Do đó, Ban quản lý chợ Hà Đông tổ chức trông giữ xe ô tô tại tầng hầm chợ cũng không được ký hợp đồng với chủ xe.

 Tuy nhiên, Ban quản lý chợ chưa báo cáo UBND quận, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trông giữ xe tại tầng hầm nhưng đã tổ chức trông giữ xe ô tô là thực hiện không đúng Quyết định số 2339/QĐ-UBND.

Báo Công luận
Hầm biến thành nơi trông giữ phương tiện ô tô, xe máy. 

Ngày 3/12/2016, Ban quản lý chợ Hà Đông đã bị UBND quận Hà Đông xử phạt vì vi phạm nhiều quy định liên quan đến PCCC. Quyết định xử phạt số 11195/QĐ-XPHC nêu rõ: Phạt hành chính mức phạt 400.000 đồng do vi phạm hành chính:  Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định được quy định tại điểm a, khoản 1 điều 37 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy. Buộc khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu.

 Xử phạt 20.000.000 đồng với vi phạm: Khóa cửa, chèn, chặn cửa thoát nạn tầng hầm được quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy. Xử phạt 7.000.000 đồng với hành vi vi phạm: Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy được quy định tại điểm C khoản 3 Điều 34 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy.

Với hàng loạt vi phạm quy định về công tác PCCC của Ban quản lý chợ Hà Đông thì phải chăng đơn vị này đang coi thường tính mạng, tài sản của bà con tiểu thương, cho dù trước đó, vào năm 2005, chợ Hà Đông đã từng xảy ra một vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng đã gây thiệt hại lớn về tài sản.

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Quốc Trần


Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra