Kỳ 1: Tan hoang rừng Pơ mu

Thứ bảy, 21/10/2017 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO)Từ nguồn tin của người dân về vụ phá rừng tại vùng rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc hai xã Tam Hợp và Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An), chúng tôi xác định đây là sự việc nghiêm trọng. Ngặt nỗi, để tiếp cận độc lập vùng rừng biên giới bị tàn phá là chuyện không dễ dàng. Rốt cuộc, chúng tôi chấp nhận mọi gian khó để tìm ra sự thật phũ phàng từng hủy hoại hàng trăm cây Pơmu trắng trên đỉnh cao 1.500 m.

  Rừng “đổ trắng”

Rời thị trấn Hòa Bình (huyện Tương Dương) lúc 3g30 ngày 22-9, chiếc xe bán tải đưa tốp phóng viên đến mé rừng Phiến Niệt thuộc bản Phá Lõm, xã Tam Hợp cách thị trấn này khoảng 30 km đường rừng. Từ đây, chúng tôi “lội” dưới bìa rừng hơn 1 tiếng đồng hồ thì gặp suối Phiến Niệt rộng như con sông nhỏ chảy xiết. Để nguyên giầy tất chống sên và ba lô bạt, võng, gạo, mì tôm, nồi nấu cơm trên vai, chúng tôi lội qua suối với chiếc gậy để trụ vững trước suối dữ. Trước mặt là dãy núi xanh rì cao hơn 1.500m. Kể từ đó, không biết bao nhiêu lần đứng nghỉ sau khi áp mặt vào vách đất của dốc cao dựng đứng, chúng tôi mới đến được “mục tiêu” đầu tiên của hành trình. Ông Kha Văn Dậu (dân bản Văng Môn, xã Tam hợp) là người dẫn đường nói: “Người Mông họ đi nhanh như sóc, chỉ 2 tiếng thôi còn các anh đi mất 8 h tiếng đấy”.

Báo Công luận
  Cây Pơmu số 32, đường kính 1,05m tại khoảnh 17, tiểu khu 681, xã Lưu Kiền 

Rời thị trấn Hòa Bình (huyện Tương Dương) lúc 3g30 ngày 22-9, chiếc xe bán tải đưa tốp phóng viên đến mé rừng Phiến Niệt thuộc bản Phá Lõm, xã Tam Hợp cách thị trấn này khoảng 30 km đường rừng. Từ đây, chúng tôi “lội” dưới bìa rừng hơn 1 tiếng đồng hồ thì gặp suối Phiến Niệt rộng như con sông nhỏ chảy xiết. Để nguyên giầy tất chống sên và ba lô bạt, võng, gạo, mì tôm, nồi nấu cơm trên vai, chúng tôi lội qua suối với chiếc gậy để trụ vững trước suối dữ. Trước mặt là dãy núi xanh rì cao hơn 1.500m. Kể từ đó, không biết bao nhiêu lần đứng nghỉ sau khi áp mặt vào vách đất của dốc cao dựng đứng, chúng tôi mới đến được “mục tiêu” đầu tiên của hành trình. Ông Kha Văn Dậu (dân bản Văng Môn, xã Tam hợp) là người dẫn đường nói: “Người Mông họ đi nhanh như sóc, chỉ 2 tiếng thôi còn các anh đi mất 8 h tiếng đấy”.

Hình ảnh đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là bốn thanh niên người Mông đang hì hục cùng máy tời gỗ trên cheo leo dông rừng. Những phiến gỗ dài 4m, rộng 2,5m, dày 20cm còn tươi màu gỗpơmu được kéo từ vị trí cưa xẻ ra bãi một cách 300m để tời xuống chân rừng rồi đưa ra khỏi cửa rừng.

Vừa ngồi thở dốc khoảng 15 phút, chúng tôi lần theo dấu phát cây đi tìm từng cây pơmu bị đốn hạ. Khi gần đến gốc cây thứ nhất thì gặp một vạt rừng đổ rạp. Đi tiếp 100m gặp gốc thứ hai, rồi 150m, 200m gặp những gốc tiếp theo, chúng tôi như lạc giữa những vạt rừng tan hoang. Một người thạo nghề lâm nghiệp đi cùng, nói: “Cây pơmu chỉ mọc trên đỉnh cao 1000m trở lên. Vì cây gỗ đã hàng trăm năm tuổi nên khi bị đốn, cây ngã xuống kéo theo từng vạt rừng đổ rạp, gọi là hiện tượng “đổ trắng””. Tại đây, rừng đột ngột hiện ra lối mòn do dân tời, kéo những phiến gỗ đã cưa xẻ ra bãi một, chúng tôi tìm thấy năm gốc cây không đánh số. Mở bản đồ quy hoạch vùng rừng này, dùng máy GPS (máy định vị cầm tay), chúng tôi xác định tọa độ năm gốc cây. Buổi chiều cùng ngày, chúng tôi len lỏi qua nhiều dông rừng dựng đứng tìm thấy 19 gốc cây có đánh số 22,19,17,15,16,14,13,27,11,12,8,43,26,9,5, 1 và 5A, 6A,6B. 23 gốc cây này thuộc khoảnh 6, tiểu khu 697 và khoảnh 10, tiểu khu 683 rừng phòng hộ đầu nguồn, địa phận xã Tam Hợp.

Báo Công luận
 Một trong 36 gốc cây pơ mu bị chặt phá.

 

Sáng hôm sau (23-9), vượt qua đường giáp ranh xã Tam Hợp và xã Lưu Kiền, chúng tôi tìm thấy 13 gốc cây khác có đánh dấu gồm số 32,23,24,35,34,25,21,22A,18,20,28 và số 4. Riêng gốc số 4 có hai thân cây. Cây “ mẹ ” đường kính 80cm. Cây “con” đường kính 35cm. Nhưng trong hai cây này chỉ thấy đánh số cây “ con ” có đường kính nhỏ hơn cây “ mẹ ”.13 gốc cây này thuộc khoảnh 17, tiểu khu 681, địa phận xã Lưu Kiền. Trong 36 gốc cây nêu trên có bốn cây còn nguyên thân, 22 thân cây đã cưa xẻ.

Sau phát hiện năm gốc cây và một thân cây không đánh số, nghĩa là đoàn kiểm tra liên nghành huyện Tương Dương (Hạt Kiểm lâm, Ban quản lí rừng phòng hộ, Đồn Biên phòng) đã “bỏ sót ”  chúng tôi đặt ra nghi vấn: số lớn gỗ đã cưa xẻ đang ở đâu khi bốn thanh niên người Mông cho biết họ chỉ được “ thuê tời 20m3 còn lại ra khỏi cửa rừng ”?

38 cây và 189 cây

Trưa ngày 23/9 khi chúng tôi đang vất vả tác nghiệp tại tiểu khu 681 thuộc địa phận xã Lưu Kiền thì bốn chiến sĩ biên phòng Đồn Biên phòng Tam Hợp xuất hiện, kiểm tra giấy tờ tùy thân rồi yêu cầu  tất cả xuống núi về đồn thực hiện các thủ tục khai báo vào vùng biên giới. Chúng tôi xuất trình giấy tờ và nêu lý do xã Lưu Kiền là xã nội địa không phải xã biên giới; các phóng viên đang tác nghiệp để tìm hiểu tận gốc vụ tàn phá rừng phòng hộ đầu nguồn. Lý do chính đáng là vậy nhưng cuối cùng  chúng tôi cũng phải xuống núi, quay trở lại đồn.

Đây cũng là thời gian chúng tôi tính toán khối lượng của 36 gốc gỗ đã tìm thấy. Căn cứ vào Biểu thể tích cây đứng theo cấp chiều cao (cấp 5) lưu vực sông Hiếu Nghệ An trong Sổ tay Điều tra, Quy hoạch rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng (Nhà xuất bản Nông nghiệp năm1996) chúng tôi tính khối lượng của năm cây không đánh số nêu trên. Cụ thể: cây thứ 1, đường kính 75cm có khối lượng tương đương 5,944m3; cây thứ 2, đường kính 50cm tương đương 2,249m3; cây thứ 3, đường kính 60cm tương đương 3,435m3; cấy thứ 4, đường kính 56cm tương đương 2,925m3; cây thứ 5, đường kính 80cm tương đương 6,695m3. Tổng 5 cây ước tính có 21,248m3.

Áp dụng cách tính này thì 31 gốc cây còn lại (cây lớn nhất có đường kính 1,05m, cây nhỏ nhất - 35cm) có khối lượng 162,508m3. Tổng cộng khối lượng 36 cây tìm được là183,756m3. Bình quân một cây ước tính 5 m3 (quy tròn).

Trước đó, ngày 18/8 chủ tịch UBND huyện Tương Dương Nguyễn Văn Hải báo lần thứ nhất với UBND tỉnh về vụ phá rừng Pơ mu với 36 cây/69m3 thuộc địa bàn xã Tam Hợp. Tiếp theo, ngày 8/9 Bí thư  Huyện ủy Tương Dương Phạm Thanh Hoàng gửi báo cáo lần hai với tổng số cây bị đốn hạ là 189 cây/288m3. Theo báo cáo này, một cây Pơmu chỉ có 1,5m3 là không đúng so với thực tế. 36 cây chúng tôi tìm được đã có khối lượng 183,756m3 trong khi đó 189 cây do Huyện ủy Tương Dương báo cáo chỉ có 288m3. Vì thế, chúng tôi áp dụng kết quả bình quân một cây ước tính 5m3 nêu trên để tính thì 189 cây này sẽ có 945m3. Nếu cộng cả năm cây bị bỏ sót thì sẽ có kết quả: 189 cây/945m3 + 5 cây/21,248m3 =194 cây/ 966m3 (quy tròn).

Báo Công luận
  Những phiến gỗ Pơ mu bị cưa xẻ 

 

Một thực tế khó tin khác là đầu tháng 8, chúng tôi đã 2 lần phản ánh tình trạng tàn phá rừng Pơmu này ở ba khoảnh 15,15,17 tiểu khu 681, địa phận xã Lưu Kiền nhưng ông Hoàng và ông Hải khẳng định “không có chuyện rừng Pơmu ở Lưu Kiền bị tàn phá”, mà chỉ nói “đang mở rộng điều tra vụ án đã khởi tố ngày 27-3 về những vi phạm quản lí bảo vệ rừng”. Tình thế, buộc chúng tôi phản ánh với Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường. Ngay sau đó, ông Đường điện thoại yêu cầu Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương báo cáo ngay và cập nhật thông tin thường xuyên về vụ phá rừng. Từ đó, UBND và Huyện ủy Tương Dương mới có hai báo cáo nêu trên.

Ngày 27-9, sau chuyến tác nghiệp từ rừng,  chúng tôi tiếp tục có buổi trao đổi với ông Hoàng, ông Hải về vụ tàn phá rừng ở xã Lưu Kiền với hi vọng tìm thêm những sự thật đang bị ém nhẹm thì cả hai ông đều nói:  “Vụ rừng phòng hộ bị tàn phá từ lâu, được phát hiện từ tháng 2. Hiện huyện đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo. Còn mọi số liệu liên quan đến số cây, khối lượng gỗ thì phải hỏi bên công an huyện vì vụ án đang điều tra”.

Kiểm tra lại toàn diện những vùng rừng bị tàn phá

“Hiện Sở NN và PTNT đã thành lập đoàn kiểm tra liên nghành gồm Chi cục Kiểm lâm, Đội Điều tra quy hoạch rừng, Quỹ Bảo vệ, Phát triển rừng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch huyện (phụ trách nông lâm nghiệp). Đoàn do ông Nguyễn Tiến Lâm-Phó Giám đốc Sở NN và PTNT làm trưởng đoàn. Nhiệm vụ của đoàn là kiểm tra lại toàn bộ số lượng cây pơmu và khối lượng gỗ bị chặt phá. Xác định nguyên nhân để xảy vụ phá rừng. Chậm nhất trong tháng 10 đoàn công tác phải báo cáo chi tiết. Từ kết quả kiểm tra, sở căn cứ vào từng sai phạm của tập thể, cá nhân để xem xét kỷ luật”.

 (Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An).

Chuyển vụ án về Công an tỉnh thụ lý

“Do tính chất phức tạp, nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an Nghệ An đã quyết định chuyển hồ sơ vụ án về Công an tỉnh thụ lý. Công an tỉnh đã thành lập tổ án do Đại tá Nguyễn Xuân Thiêm (trưởng phòng PC46) làm trưởng đoàn. Hiện hai trưởng phòng PC46, PC49 đã có mặt tại hiện trường. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Nghệ An đã phát hiện tám người tình nghi, trong đó một nghi can đã thừa nhận hành vi đốn hạ gỗ trái phép”.Trong quá trình điều tra, công an sẽ làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật của những tổ chức, cá nhân liên quan vụ phá rừng này”.

   (Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó GĐ, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an Nghệ An).

Vũ Toàn

 

 


Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra