Làm trái quy định của Chính phủ!

Thứ ba, 23/10/2018 07:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo quy định, việc lấy đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án phải xin phép và được sự đồng ý của Chính phủ. Tuy nhiên, UBND tỉnh Điện Biên đã thực hiện dự án theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”, tức có Quyết định phê duyệt dự án trước rồi mới làm văn bản xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Na Sang (Km146+200/QL.12) - TT. Xã Huổi Mí - Nậm Mức (Km 452+300/QL.6) - thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn thị trấn Tủa Chùa - Nậm Mức - Huổi Mí) được UBND tỉnh Điện Biên phê quyệt tại QĐ 591/QĐ-UBND ngày 29/6/2017, với mục tiêu kết nối trung tâm các huyện Tủa Chùa, Mường Chà với các xã vùng sâu, vùng cao, các xã mới thành lập, chia tách chưa có đường ô tô đến trung tâm xã đi được các mùa trong năm. Dự án thực hiện sẽ kết nối trung tâm huyện Tủa Chùa, xã Huối Mí với QL6 tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội… của tỉnh.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 Văn bản trình Bộ Nông nghiệp và PTNT của tỉnh Điện Biên xin chuyển đổi rừng 

Tuyến đường có chiều dài 48km với tổng mức đầu tư 690.000 triệu đồng bằng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020, trong đó chi phí xây dựng 453.850 triệu đồng; chi phí quản lí dự án 7.698 triệu đồng; BT, GPMB, TĐC là 49.483 triệu đồng…

Đơn vị trúng gói thầu số 1: Đứng đầu liên danh là Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208; thành viên liên danh là Công ty CP Xây dựng và thương mại Hải Lộc; Chi nhánh Công ty CP Đầu tư và xây dựng Hà Nội chi nhánh Điện Biên. Đã được tạm ứng 45,2 tỷ đồng.
Gói thầu số 2: Đứng đầu liên danh là Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hoàng; Thành viên liên danh là Công ty TNHH Trường Thọ Điện Biên; Công ty Tùng Lâm, Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn. Đã được tạm ứng 55, 5 tỷ đồng.

Gói thầu số 3: Đứng đầu liên danh là Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6; Công ty CP xây dựng Tiến Triển. Đã được tạm ứng 43,2 tỷ đồng.

Điều khiến dư luận quan tâm, đó là dự án được UBND tỉnh Điện Biên quyết định phê duyệt từ năm 2017, vừa qua đã tổ chức đấu thầu và hiện nay đã ứng tiền cho các nhà thầu thi công nhưng phải đến tháng 9/2018, tỉnh này mới có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cho dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Và tất nhiên, dự án này chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Nội dung văn bản này cho biết, trên cơ sở rà soát, hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng của các dự án trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đến năm 2020. Đứng thứ 9/15, dự án đường Na Sang (Km146+200/QL.12) - TT. Xã Huổi Mí - Nậm Mức (Km 452+300/QL.6) - thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên sẽ xóa sổ 21,48 ha rừng, trong đó 9,43 ha rừng phòng hộ và 12,05 ha rừng sản xuất.

Theo Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh, cách làm “tiền trảm, hậu tấu” của tỉnh Điện Biên đã vi phạm Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển đất rừng nêu rõ: “…Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư…”

Ngoài ra, sau khi chủ đầu tư (UBND tỉnh Điện Biên) và Ban QLDA GT Điện Biên là đơn vị mời thầu công bố kết quả trúng thầu ở 3 gói thầu, đã có nhiều ý kiến phản ánh dấu hiệu thông thầu, ưu ái cho doanh nghiệp sân sau… Đặc biệt, dù công tác điều tra, đo đạc, kiểm đếm trong thu hồi đất dự án phải kéo dài đến tận 2019 nhưng các nhà thầu đã được tạm ứng hàng chục tỷ đồng. 

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin./.

Thành Vinh

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra