Thừa Thiên Huế: Người dân lao đao vì quyết định của tỉnh hết hiệu lực!

Chủ nhật, 23/09/2018 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo phản ánh của nhều hộ dân tại thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thì họ không được hưởng lợi 12% từ việc Nhà nước bán gỗ rừng trồng, nên họ không cho khai thác và bán sản phẩm.

Báo Công luận
 Người dân không cho đơn vị trúng đấu giá khai thác rừng keo, tràm.

Ông Võ Phước Mừng, ở tại tổ 5, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy khiếu nại về việc ngày 5/1/2018 ông có đấu trúng giá lô gỗ rừng keo lai với diện tích 26,14 ha tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền. Ngày 9/1/2018, ông Mừng đã ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá lô gỗ rừng trồng nói trên với Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Phong Điền và đã thanh toán đủ số tiền 1.995.013.000 đồng cho phòng TNMT để nhận bàn giao hiện trường và tiến hành khai thác.

Tuy nhiên, khi ông Mừng tiến hành khai thác thì bị người dân thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ chặn lại và tịch thu dụng cụ khai thác như cưa, lán trại,… Sau đó 2 bên xảy ra xô xát.

Nguyên nhân của sự việc, theo ông Hồ Kháng, Tân Mỹ, xã Phong Mỹ cho biết: “Chúng tôi có 10 hộ dân ký hợp đồng tham gia trồng rừng với Cty TNNH NN MTV Lâm nghiệp Phong Điền năm 2006, với diện tích 26,14 ha. Trong hợp đồng ghi rõ khi Nhà nước bán tài sản gỗ rừng trồng nêu trên thì Nhà nước phải chi trả cho bà con là 12% số tiền bán được, chi trả trước khi khai thác. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước đã bán đấu giá gần 2 tỷ đồng nhưng bà người dân chúng tôi không được chi trả 12%, (tương đương gần 240 triệu đồng) thì chúng tôi tuyệt đối không cho đơn vị trúng đấu giá khai thác”.

Báo Công luận
 Xã Phong Mỹ mời  các bên liên quan lên giải quyết nhưng không thành.
Sau khi xảy ra sự việc, ông Hoàng Chiến, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ đã mời các bên liên quan lên UBND xã để giải quyết nhưng không thành.

Theo tìm hiểu của PV, tại Quyết định 1430/2006/QD-UBND ngày 5/6/2006, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ban hành Quy định chính sách hưởng lợi khi khai thác, tận thu, tận dụng gỗ rừng trồng thuộc nguồn vốn ngân sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó, hộ gia đình nhận khoán trồng rừng được hưởng 12% tổng số tiền thu được từ việc đấu bán giá gỗ rừng trồng.

Tuy nhiên, đến ngày 24/3/2017 thì Quyết định 1430/2006/QD-UBND hết hiệu lực. Do đó việc hưởng lợi 12% của người dân tham gia trồng rừng của dự án 661 chưa được thực hiện.

Liên quan đến vấn đề nêu trên, PV đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền. Theo ông Cho: “Năm 2017, huyện đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức bán đấu giá 3 lô rừng, với diện tích 126,37 ha (trong đó có 26,14 ha tại thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ) cho các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá tiến hành khai thác để giao đất cho người dân sử dụng theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác rừng có nhiều hộ dân trước đây được Cty TNHH NNMTV Lâm nghiệp Phong Điền hợp đồng khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng... Huyện rất mong UBND tỉnh có Quyết định mới thay thế Quyết định 1430/2006/QD-UBND đã hết hiệu lực để tiến hành chi trả 12% cho bà con”.

Báo Công luận
 Đơn vị khai thác đã làm đường vận chuyển, nhưng nhiều tháng không khai thác gỗ được.
Được biết, hiện nay UBND xã Phong Mỹ và UBND huyện Phong Điền đã ký cam kết sẽ giải quyết cho người dân, để đơn vị trúng đấu giá lô rừng nêu trên khai thác, nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, tránh khiếu kiện kéo dài.

Liên quan đến Quyết định 1430/2006/QD-UBND ngày 5/6/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hết hiệu lực từ ngày 24/3/2017 và chưa có Quyết định mới để thay thế, khiến người dân mất quyền lợi như hợp đồng cam kết ban đầu, PV đã phỏng vấn ông Cái Vĩnh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh. Ông Tuấn cho biết: “Việc này chúng tôi đã nắm được và hiện nay về phía UBND tỉnh đã có một tờ trình gửi cho thường trực HĐND tỉnh, và  HĐND tỉnh đang kiểm tra tính pháp lý của Quyết định 1430/2006/QD-UBND, rồi sẽ ban hành văn bản mới, hoặc vận dụng văn bản của Trung ương để giải quyết cho bà con, chứ không thể không giải quyết được vì nó liên quan diện tích rừng trên toàn tỉnh chứ không riêng gì huyện Phong Điền. Việc này, thẩm quyền là của UBND tỉnh, riêng Thường trực HĐND tỉnh thì đang dự thảo”.

Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục thông tin.

Cái Văn Long

Tin khác

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất vật liệt xây dựng bằng đất nung, gồm: gạch, ngói các loạt theo công nghệ tuynel. Tuy nhiên, doanh nghiệp này ngang nhiên thực thiện trái chủ trương đầu tư nhiều năm qua.

Điều tra
Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập 'Viện Đào tạo làm đẹp' để tuyển sinh?

Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập "Viện Đào tạo làm đẹp" để tuyển sinh?

(CLO) Để thu hút người học, Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng đã lập ra các phòng, ban trực thuộc, nhưng lấy tên gọi là "viện đào tạo", khiến cho nhiều người học nhầm lẫn đây là các viện có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động riêng biệt theo quy định.

Điều tra
Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

(CLO) Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị xử phạt hành chính với số tiền 180 triệu đồng vì đưa các hạng mục thuộc công trình thủy điện Nậm He vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh, Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai? Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý và báo cáo về UBND huyện trước ngày 10/5/2024.

Điều tra
Gia Lai: Quán cà phê 'mọc' giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Điều tra