Bài 3: Cần kiểm soát trước nguy cơ hình thành mô hình hệ thống rửa tiền tại Việt Nam

Thứ sáu, 29/12/2017 09:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một xu thế đáng lo ngại trên thế giới hiện nay là hành vi rửa tiền thông qua các giao dịch có thể ẩn danh, giá trị của hàng hóa bị thay đổi, tạo ra những giao dịch giả…có thể thực hiện bằng hệ thống điện tử. Các giao dịch điện tử khi được mã hóa sẽ trở thành một phương thức trao đổi các vật phẩm điện tử, không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức tài chính nào sẽ tiềm ẩn rủi ro rửa tiền.

Mô hình “hệ sinh thái tài chính phi pháp”

Một chuyên gia trong lĩnh vực về các dịch vụ GTGT của các nhà mạng cho chúng tôi biết, nhiều năm trước một số cá nhân đã nghĩ ra cách đưa các thẻ cào điện thoại trở thành một dạng Card Paymen (tức là một hình thức thanh toán dùng thẻ của ngân hàng). Sau khi đưa vào thị trường lưu hành, thẻ cào ngoài chức năng nạp tiền vào tài khoản điện thoại còn có chức năng nạp cho các game, thanh toán một số dịch vụ nhỏ khác và được thị trường đón nhận. Gần đây khi hiệu ứng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa, xu thế vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT), tạo ra nhiều tổ chức trung gian khởi nghiệp bằng công nghệ, hàng loạt các hoạt động, ứng dụng điện tử…tạo ra kết nối không giới hạn, mở ra nhiều hình thức giao dịch thông qua mạng Internet. Lúc này thẻ cào của nhà mạng không chỉ dừng ở hình thức thẻ cứng mà còn được phát hành các dạng thẻ điện tử. Những mã thẻ điện tử này nếu được sử dụng, chi trả trên môi trường mạng và coi như đây là một “đồng tiền ảo” thì phải cần có một hệ thống các dịch vụ, ứng dụng có thể dùng loại “tiền ảo” này có thể tiêu phí được. Đây cũng là sự khởi đầu của mô hình một “hệ sinh thái tài chính” lấy Ví điện tử có chức năng nạp tiền bằng thẻ cào làm trung tâm, bao gồm các thành phần chính sau: người dùng; các dịch vụ, tiện ích; Ví điện tử; ngân hàng; công ty công nghệ; nhà mạng.

Báo Công luận
 
Hệ thống nói trên khi đưa ra mô hình biến thẻ cào thành một dạng tiền ảo để đưa vào nền kinh tế để, đã gặp một vướng mắc lớn tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP), đã quy định về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc các phương tiện nói trên. Như vậy, theo quy định thì thẻ cào không được sử dụng như một phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Tức là nếu phát hành loại “tiền thẻ cào” này trên môi trường mạng cho người dùng thì phải có hệ thống cho phép người dùng chi tiêu và đổi ngược lại ra VNĐ, chuyển khoản qua lại giữa người dùng...Mà việc này vi phạm các quy định của pháp luật, cho nên các ngân hàng sẽ không chấp nhận cho các giao dịch có liên quan đến “tiền thẻ cào” này. Chính vì vậy mà phải có một tổ chức trung gian về tài chính có chức năng cho phép nạp tiền vào một thứ như “Ví tiền” qua nhiều hình thức như thông thường trong đó có cả việc nạp tiền bằng thẻ cào. Khi tiền được chuyển vào trong “Ví điện tử” thì mặc nhiên được coi như là tiền VNĐ, có thể chuyển qua lại giữa các tài khoản và đã có thể rút tiền tại các ngân hàng có liên kết. Danh sách các Ví điện tử đang hoạt động dựa trên mô hình cho phép nạp tiền bằng thẻ cào hiện nay: Công ty cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim (baokim.vn); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (BankPlus); Công ty cổ phần công nghệ Vi mô (vimo.vn); GameBank.vn; Cổng thanh toán trực tuyến NgânLượng.vn; Công ty VTC Công nghệ và nội dung số (VTCpay.vn)….

Mặt khác, để dòng tiền thẻ cào có thể lưu thông suốt thì phải có hệ thống kiểm tra các mã thẻ cào điện tử đã được khách hàng sử dụng hay chưa? Số tiền là bao nhiêu, qua đó mới có thể nạp tiền vào tài khoản trên các ứng dụng hoặc vào ví điện tử. Do đó phải có một hệ thống kết nối giữa ứng dụng, ví điện tử với các nhà mạng để kiểm tra các mã thẻ có thể trực tiếp hoặc thông qua các công ty công nghệ. Những công ty này sẽ đứng ở vị trí trung gian ký kết hợp đồng với các nhà mạng để cung cấp các dịch vụ về nội dung số, công nghệ thông tin…nhưng cơ bản là hoạt động về thanh toán điện tử. Như thế dòng tiền, mã thẻ cào điện tử sẽ từ nhà mạng đi qua các công ty này và biến thành tiền điện tử để người dùng giao dịch thông qua ứng dụng, ví điện tử. Ngược lại khi có một nguồn tiền từ đầu mối người dùng muốn biến các mã thẻ cào thành tiền mặt cũng sẽ được trung chuyển qua ví điện tử để rút tiền ở ngân hàng. Ví điện tử sau khi nhận các mã thẻ cào điện tử thì cũng sẽ bán lại cho các công ty công nghệ, thậm chí là nhà mạng. Số tiền này lại tiếp tục được chuyển qua lại giữa các đơn vị, tạo thành những giao dịch điện tử liên tục cho đến khi mất dấu vết của nguồn tiền.

Báo Công luận
 
Như vậy khi nhìn vào thực tế hiện nay, mô hình “hệ sinh thái tài chính” này đang vận hành khá trơn tru nhiều năm nay, tạo ra một hệ thống giao dịch điện tử phi pháp “núp bóng” dưới danh nghĩa các công ty khởi nghiệp. Người dùng có thể nạp tiền bằng thẻ cào vào các phần mềm, ứng dụng game, nạp vào ví điện tử để mua sắm và chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng có kết nối với ví không nhất thiết phải đặt tại Việt Nam. Mô hình này đang mở ra nguy cơ lớn với các hoạt động tài chính bất minh, hối lộ, tham nhũng, chuyển tiền ẩn danh và nhất là rửa tiền…khi không thể kiểm soát được nguồn gốc của tiền như với các giao dịch thông qua ngân hàng.

Cần kiểm soát chặt hoạt động của các đơn vị trung gian tài chính

Một trong những hình thức rửa tiền mới nhất của tội phạm hiện nay vẫn dựa theo phương thức cũ là: mua tài sản có giá trị lớn rồi bán lại. Ở góc độ điện tử thì khi đưa dòng tiền vào các giao dịch điện tử thì các vật phẩm, tài sản mà người dùng giao dịch trên điện tử có thể sẽ là những giao dịch ảo, sản phẩm ảo không có thật được dùng phục vụ cho hoạt động rửa tiền. Nhất là như hiện nay mô hình Ví điện tử đang tạo ra sự tiện lợi nhanh chóng của hình thức thanh toán trung gian qua việc dùng tiền ảo, nhưng khi lại có cách quản lý tài khoản, cách sử dụng quá dễ dãi. Người dùng có thể khai khống, khai giả, xác minh nguồn gốc giao dịch, nhận tiền, luân chuyển tiền thì đây có khả năng sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ của tội phạm rửa tiền, hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản bất chính và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người sử dụng. Mặc dù, Bộ Luật Hình sự Việt Nam có quy định về tội rửa tiền, theo đó, các hành vi giao dịch, thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán trung gian mà chủ thể giao dịch biết rõ tiền là do phạm tội mà có nhưng che giấu về nguồn gốc, bản chất thực sự hoặc quyền sở hữu… đều bị xem là dấu hiệu của tội rửa tiền. Nhưng ở đây các đơn vị trung gian tài chính lại “lách luật” bằng cách cho nạp tiền vào Ví điện tử bằng hình thức thẻ cào. Mà nguồn gốc của những mã thẻ cào điện tử hiện nay có thể đến từ nhiều nguồn bất hợp pháp.

Để bảo đảm lành mạnh trong hoạt động thanh toán điện tử, chống tội phạm rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường quản lý, kiểm tra các hoạt động của các đơn vị trung gian thanh toán hiện nay. Nhất là các cơ quan chức năng cũng cần có sự phối hợp tiến hành thanh tra các hoạt động của các Ví điện tử đang chấp nhận hình thức nạp tiền vào Ví bằng thẻ cào. Mô hình này nếu tiếp tục được tồn tại sẽ tạo ra những hệ lụy nguy hiểm và mở cơ chế cho các loại tội phạm rửa tiền đưa Việt Nam trong tương lai.

Minh Quân

Tin khác

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất vật liệt xây dựng bằng đất nung, gồm: gạch, ngói các loạt theo công nghệ tuynel. Tuy nhiên, doanh nghiệp này ngang nhiên thực thiện trái chủ trương đầu tư nhiều năm qua.

Điều tra
Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập 'Viện Đào tạo làm đẹp' để tuyển sinh?

Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập "Viện Đào tạo làm đẹp" để tuyển sinh?

(CLO) Để thu hút người học, Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng đã lập ra các phòng, ban trực thuộc, nhưng lấy tên gọi là "viện đào tạo", khiến cho nhiều người học nhầm lẫn đây là các viện có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động riêng biệt theo quy định.

Điều tra
Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

(CLO) Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị xử phạt hành chính với số tiền 180 triệu đồng vì đưa các hạng mục thuộc công trình thủy điện Nậm He vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh, Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai? Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý và báo cáo về UBND huyện trước ngày 10/5/2024.

Điều tra
Gia Lai: Quán cà phê 'mọc' giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Điều tra