Thành lập tổ xác minh làm rõ sai phạm

Thứ ba, 11/09/2018 19:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc về nhiều nội dung chưa được nêu trong báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên gửi UBND tỉnh này về việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai) trong đất rừng đặc dụng…

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết, hiện tại UBND tỉnh đã có chỉ đạo thành lập một tổ xác minh làm rõ các nội dung liên quan đến việc làm đường, khai thác mỏ… “đúng sai sẽ phải chỉ rõ, cái gì về quản lý Nhà nước cần hoàn thiện thì phải hoàn thiện, ý kiến của người dân, ý kiến của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận”.

"Vụ việc này không chỉ Sở NN&PTNT báo cáo mà còn liên quan đến nhiều vấn đề về tôn giáo, khoáng sản, nông thôn mới… Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm chính là huyện Võ Nhai", ông Vũ Hồng Bắc cho biết.

Báo Công luận
Việc khai thác vàng ngoài chỉ giới chưa được Sở NN&PTNT nêu trong báo cáo. Ảnh A.Đ 

Trước đó, sau khi báo phản ánh, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản giao cho Giám đốc Sở NNPTNT chủ trì cùng với cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát có báo cáo trước ngày 24/8. Tuy nhiên, có nhiều nội dung như việc khai thác vàng vượt chỉ giới nhiều chục héc ta; lấy lý do sửa đường, doanh nghiệp đào cả đường khoét vào núi để lấy vàng… mà báo Congluan.vn phản ánh chưa được nêu trong báo cáo.

Được biết, 2 năm 2008-2009, UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép cho Cty Thăng Long nhiều điểm mỏ vàng tại xã Thần Sa. Theo đó tại khu vực Bản Ná, Cty Thăng Long được cấp 37,25ha; trong đó khu vực khai thác là 32,6ha, khu vực xây dựng văn phòng 4,65ha. Phương pháp khai thác lộ thiên với trữ lượng khai thác ở điểm mỏ này lên tới hơn 1 triệu mét khối cát quặng. Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 320.000 tấn cát quặng. Thời hạn cho phép khai thác 7 năm kể từ ngày 12/6/2008, trong đó 1 năm xây dựng cơ bản, 5 năm khai thác và 1 năm hoàn thổ, phục hồi môi trường.

Báo Công luận
Cánh đồng Khắc Kiệm nơi 88 hộ dân mưu sinh nhiều năm qua. Ảnh A.Đ 

Tuy nhiên, không hiểu vì sao khi quyết định và thời gian khai thác chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn, doanh nghiệp moi gần hết phạm vi khai thác thì ngày 29/5/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khi đó là ông Dương Ngọc Long lại ký quyết định điều chỉnh và gia hạn cho điểm mỏ vàng bản Ná, được tính từ ngày 6/12/2013 đến hết ngày 6/12/2021? Về trữ lượng khai thác tại mỏ vàng bản Ná cũng được tính toán rút xuống còn 170.254m3 cát quặng; công suất khai thác 25.000m3/năm. Nếu cộng cả thời gian theo quyết định cấp phép năm 2008, thì tổng thời gian thực hiện dự án này lên tới 13 năm.

Báo Công luận
 Người dân vẫn đang lo lắng nguồn nước ô nhiễm, bùn đỏ chảy vào cánh đồng. Ảnh A.Đ

Ngoài bản Ná thì khu vực cánh đồng Khắc Kiệm, xóm Xuyên Sơn cũng được cấp cho Cty Thăng Long từ năm 2009. Khu vực này hiện chưa đưa vào khai thác và đang là cánh đồng lúa xanh tốt nuôi sống 88 hộ dân xóm Xuyên Sơn. Ông Hoàng Văn Tiên, Trưởng xóm Xuyên Sơn cho biết, nhiều hộ dân trong xóm cũng đang lo lắng vì khai thác vàng sẽ làm cho nguồn nước ô nhiễm, đã nhiều lần ý kiến, có đoàn kiểm tra về nhưng không thấy phản hồi lại cho người dân. “Ở đây có con suối cụt chảy qua cánh đồng lúa rồi chảy vào hang, khi khai thác vàng bùn đỏ sẽ chảy xuống, lòng suối ngày một nâng lên, khi nước lớn sẽ chảy vào ruộng lúa của dân…”, ông Tiên lo lắng.

Ông Tiên cũng cho hay, các cuộc họp về đền bù đất lúa đã được triển khai nhưng chưa thống nhất, bởi theo họ, sau khi thu hồi đất ruộng, 88 hộ dân sẽ sống bằng gì, tái định cư ở đâu bởi nhiều đời nay, họ chỉ dựa vào cánh đồng Khắc Kiệm để tồn tại? Tương lai sắp tới, mấy chục ha lúa của bà con nơi đây cũng sẽ bị phá bỏ; gần trăm hộ dân đồng bào Tày, Dao… sẽ phải di dời để nhường chỗ cho dự án… Khi cho doanh nghiệp triển khai dự án, tỉnh Thái Nguyên liệu đã có những giải pháp để đảm bảo cuộc sống cho người dân nơi đây?

Báo Điện tử Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin.

Nhóm PV

Tin khác

Vi phạm xây dựng ngang nhiên tồn tại, trách nhiệm chính quyền ở đâu?

Vi phạm xây dựng ngang nhiên tồn tại, trách nhiệm chính quyền ở đâu?

(CLO) Công trình vi phạm trật tự xây dựng, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân nhưng không được UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) xử lý triệt để đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm của chính quyền cơ sở, liệu có hay không sự “bao che” cho vi phạm?

Điều tra
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao Hà Tĩnh xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao Hà Tĩnh xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

(NB&CL) Sau thời gian dài được xây dựng, nhiều hạng mục tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao Hà Tĩnh đã xuống cấp, khuôn viên nhếch nhác. Vận động viên phải tập luyện trong phòng tập, nhà để xe cũ kỹ, dột nát nên cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Điều tra
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Tập đoàn đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam ngang nhiên xây dựng không phép, chính quyền xử lý thiếu quyết liệt!

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Tập đoàn đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam ngang nhiên xây dựng không phép, chính quyền xử lý thiếu quyết liệt!

(NB&CL) Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam tổ chức thi công xây dựng công trình khủng trên diện tích hàng nghìn mét vuông với mục đích đào tạo lái xe ô tô mà không xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, từ khi phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đến nay đã hơn 2 năm, vi phạm chưa bị xử lý một cách quyết liệt.

Điều tra
Bài 5: Bao giờ chính quyền thành phố Lạng Sơn xử lý được vi phạm tại Khu sinh thái Dunals?

Bài 5: Bao giờ chính quyền thành phố Lạng Sơn xử lý được vi phạm tại Khu sinh thái Dunals?

(CLO) UBND TP Lạng Sơn cho biết, cơ quan này vẫn đang đôn đốc UBND xã Mai Pha kiểm tra, lập hồ sơ để làm căn cứ xử lý vi phạm tại Khu sinh thái Dunals do bà Ngô Thị Nam làm chủ đầu tư. Vậy câu hỏi đặt ra là: Bao giờ chính quyền thành phố Lạng Sơn xử lý được vi phạm này?

Điều tra
Công ty Phù Sa Đỏ nâng vốn điều lệ 30 tỉ lên 120 tỉ đồng, Chủ tịch bán ‘khống’ cổ phần, chiếm đoạt tiền tỉ

Công ty Phù Sa Đỏ nâng vốn điều lệ 30 tỉ lên 120 tỉ đồng, Chủ tịch bán ‘khống’ cổ phần, chiếm đoạt tiền tỉ

(CLO) HĐXX buộc Cty Phù Sa Đỏ ghi nhận tư cách cổ đông của bà Lê Thị H. theo số cổ phần hơn 1,9 triệu, chiếm 16,1% vốn điều lệ 120 tỉ. Riêng số cổ phần mà ông Nguyễn Quang Hải tự ý bán vượt quyền sở hữu trị giá hơn 8,2 tỉ, nếu đôi bên không thương lượng thì có quyền khởi kiện tiếp.

Điều tra