70 năm - Chuyện về lời kêu gọi lịch sử

Thứ năm, 17/05/2018 08:23 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 11/6/2018 tới là tròn 70 năm ra đời của một lời hiệu triệu lịch sử: Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Và người viết nên lời kêu gọi ấy không ai khác là vị cha già của dân tộc Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giữa những ngày tháng năm mừng sinh nhật Người, cùng lật lại những câu chuyện “bên lề” xung quanh Lời kêu gọi thi đua ái quốc, để thấy rõ hơn tầm nhìn xa của vị Chủ tịch nước giữa những năm tháng đầu tiên đầy gian khó của nước Việt Nam DCCH non trẻ.

“Làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu, nước Việt Nam DCCH mới ra đời đã phải đối mặt nạn đói, nạn dốt hoành hành khắp nơi, thù trong chưa hết thì giặc ngoài - thực dân Pháp đã lộ dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

 Với ý chí “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược. Nhưng với tầm nhìn xa, Người sớm hiểu rằng cuộc kháng chiến sẽ còn lâu dài, quân dân cả nước sẽ còn phải đối mặt với muôn vàn thử thách, gian khổ phía trước. Và Người cũng hiểu rằng, cách tốt nhất để vượt qua gian khó không thể gì khác ngoài lòng người, ngoài sự quyết tâm, đồng sức và bền chí.

Từ quan điểm ấy, sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáng kiến tổ chức, lãnh đạo phong trào thi đua ái quốc để giành thắng lợi to lớn hơn. Chấp thuận đề nghị của Người, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Chỉ thị xác định: “… mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”.

Sau khi Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị, nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 11/6/1948, từ Nà Lọm, xã Phú Đình - trung tâm của An toàn khu (ATK) Định Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”.

Trong lời kêu gọi của mình, Bác  mong muốn toàn thể đồng bào, dù ở cương vị nào, làm công việc gì, đều phải tích cực thi đua yêu nước: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau/Làm cho tốt/Làm cho nhiều. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo… đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu: toàn dân kháng chiến/Toàn diện kháng chiến. Cách làm là: dựa vào: Lực lượng của dân/Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân”. Muốn vậy: “Người người thi đua/Ngành ngành thi đua/Ngày ngày thi đua/Ta nhất định thắng/Địch nhất định thua”.

Với những ngôn từ vừa giản dị, gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện vừa sâu sắc, toàn diện, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người có sức lan tỏa sâu rộng, lôi cuốn mạnh mẽ, thôi thúc mọi ngành, mọi cấp, mọi người cùng thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo Công luận
 Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương tháng 5/1957.

Thi đua là phải trường kỳ

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lời nói chỉ thực sự có ý nghĩa khi đi đôi với việc làm và nói không chỉ để đó. Bởi thế, từ khi ra lời kêu gọi thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành thời gian quan tâm, theo dõi phong trào, viết báo tuyên truyền, nói chuyện tại các Đại hội thi đua. Người đã dự 4 Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc (Đại hội I, năm 1952; Đại hội II, năm 1958; Đại hội III, năm 1962; Đại hội IV, năm 1966). Người còn tham dự trên 20 Đại hội thi đua của các lực lượng, các địa phương, các ngành, các giới: Quân đội, công an, phụ nữ, thanh niên, nông nghiệp, giáo dục. Đồng thời, Người cũng thường xuyên viết thư kêu gọi, viết báo nêu gương các anh hùng chiến sĩ thi đua, những tấm gương người tốt, việc tốt…

Những bài phát biểu, những lá thư, bài báo của Người tại các lần Đại hội trên là những chỉ dẫn cụ thể định hướng cho phong trào thi đua. Người nêu rõ sự cần thiết phải thi đua, ý nghĩa, tác dụng to lớn của phong trào thi đua yêu nước. Trong Lời kêu gọi thi đua, ngày 1/8/1949, Người một lần nữa nhấn mạnh tính liên tục của thi đua: “Tưởng lầm rằng thi đua chỉ nhất thời. Thật ra thi đua là phải trường kỳ”. Người yêu cầu mọi phong trào thi đua yêu nước đều phải có sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, nêu gương, khen thưởng. Những hình thức khen thưởng đều có tác dụng động viên, khích lệ những người tham gia phong trào. Trong Thư gửi thanh niên, ngày 1/8/1951, Người viết: “Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”. Một quan điểm hết sức quan trọng của Người là cán bộ, đảng viên phải luôn luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước.

Báo Công luận
 Bác Hồ tham gia tát nước tại Hà Tây, năm 1959.

Đặc biệt, Người luôn nhấn mạnh thi đua phải thiết thực, gắn với công việc hằng ngày của mỗi người, đem lại lợi ích cho cá nhân, cho cộng đồng và cho đất nước. Người viết: “Tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hằng ngày. Thật ra, công việc hằng ngày chính là nền tảng thi đua”. Người  căn dặn: “Thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và vững… Phải có kế hoạch tỉ mỉ. Kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm… Nội dung của kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực”. Ngày 1/5/1952, tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc, Người nhấn mạnh “Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua.Và những người thi đua là những người yêu nước nhất…”. Trong bài phát biểu trước các chiến sĩ thi đua, ngày 3/5/1952, Người đã dạy: “Cán bộ phải thi đua với quần chúng, xung phong làm gương mẫu cho quần chúng để kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công”. Người cho rằng, một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua ái quốc đã phát triển rộng khắp các vùng miền và thu hút tầng tầng, lớp lớp nhân dân tham gia, thực hiện thành công các nhiệm vụ cách mạng, đưa tới những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo Công luận
 Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I, năm 1952.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các phong trào thi đua  như: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo kháng chiến”… đã cuốn hút, cổ vũ, động viên đông đảo đồng bào và chiến sĩ cả nước hăng say lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm chống giặc đói; thi đua học tập xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt và dũng cảm ngoan cường trong chiến đấu diệt giặc ngoại xâm làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, các phong trào thi đua tiếp tục được duy trì và nở rộ trên khắp các lĩnh vực, các vùng, miền trong cả nước, như: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” ở miền Bắc, phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công ở miền Nam. Phong trào “Sóng Duyên hải” trong sản xuất công nghiệp; “Gió Đại phong” trong sản xuất nông nghiệp; “Cờ Ba nhất” trong quân đội; “Trống Bắc lý” trong giáo dục; “Thanh niên Ba sẵn sàng”; “Phụ nữ Ba đảm đang”. Khẩu hiệu hành động: nhà nhà thi đua, người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng giặc Mỹ xâm lược đã động viên, cổ vũ, huy động toàn bộ sức người, sức của của hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, khơi dậy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc đoàn kết “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Báo Công luận
 Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu Anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc

Ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hằng năm là “Ngày Truyền thống thi đua yêu nước”.

70 năm qua, “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” đã thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Phong trào thi đua đã tạo động lực tinh thần to lớn góp phần vào thắng lợi của công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH. Nó được phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và trong tương lai để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước nhà theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hà Anh (Tổng hợp)

Tin khác

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức