Bế mạc Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương

Thứ bảy, 20/01/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 20/1, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch APPF-26 Nguyễn Thị Kim Ngân, Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo, tăng trưởng bền vững” đã bế mạc tại Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình nghị sự đề ra.

Trước đó, trong phiên toàn thể lần thứ 4 thảo luận về APPF, các đại biểu đã tập trung thảo luận về vai trò của APPF trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác vì phát triển bền vững và tăng trưởng cho tất cả ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương; Hội nghị APPF-27; Thông qua các Nghị quyết và Tuyên bố chung.

Báo Công luận
 Phiên Bế mạc Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương

Tại phiên thứ 4 này, các nước đã nhất trí thông qua 14 Nghị quyết, Tuyên bố APPF Hà Nội, sửa đổi quy chế hoạt động của APPF đưa Hội nghị Nữ nghị sĩ trở thành cơ chế chính thức tại các Hội nghị thường niên của APPF và Trưởng đoàn các nước đã ký Thông cáo chung. Hội nghị cũng đã nhất trí Quốc hội Campuchia sẽ giữ chức Chủ tịch APPF và đăng cai tổ chức Hội nghị APPF-27 vào tháng 1/2019 tại Siemriep. 

Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch APPF-26 Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, hội nghị APPF-26 đã hoàn thành tốt đẹp các công việc đề ra trong Chương trình nghị sự; đồng thời bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các đại biểu về sự đóng góp đầy trách nhiệm, hiệu quả được thể hiện trong những ngày qua. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, cùng với những kết quả đã đạt được của những Hội nghị trước, APPF-26 là bước tiến tiếp theo quan trọng trong quá trình thực hiện tôn chỉ, mục đích của Diễn đàn đã được đề ra trong Tuyên bố Vancouver và Tuyên bố New Tokyo. Các Nghị quyết đã được thông qua, cũng như các cuộc trao đổi, thảo luận đã cho thấy vai trò quan trọng của các Nghị viện trong việc tham gia vào tiến trình thực hiện những cam kết quốc tế để bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển bền vững, vì lợi ích của nhân dân trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Theo Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, hiện nay các quốc gia khu vực đang phải đối mặt với những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, cùng với những thách thức về chất lượng phát triển của mỗi quốc gia. Những vấn đề này đặt ra một yêu cầu quan trọng đối với APPF là phải cải cách để thích ứng với tình hình, phải xây dựng một tầm nhìn chiến lược. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, về kinh tế thương mại, APPF là một cơ chế hợp tác mở, ủng hộ, bổ trợ và không thể tách rời khỏi cơ chế APEC. APPF có một nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục thúc đẩy mở rộng tự do hóa thương mại, đổi mới hình thức liên kết kinh tế, thương mại phù hợp với tình hình mới. Hội nghị đã đánh giá cao kết quả của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam tháng 11 vừa qua. Đồng thời khẳng định, APPF cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy một châu Á- Thái Bình Dương kết nối và liên kết toàn diện, một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do, công bằng, minh bạch và bao trùm, vì lợi ích của mọi người dân để không ai bị bỏ lại phía sau. 

Thành công của Hội nghị là đã thông qua bản Tuyên bố Hà Nội về “Tầm nhìn mới của quan hệ đối tác nghị viện châu Á - Thái Bình Dương”. Kế thừa các bản Tuyên bố dấu ấn khác của APPF, Tuyên bố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng, xác định một tầm nhìn mới của APPF sau một phần tư thế kỷ hình thành và phát triển. 

Báo Công luận
 Các Trưởng đoàn các nước thành viên APPF tại phiên bế mạc

Tuyên bố cũng đã đưa ra một bức tranh phát triển hiện nay của khu vực và quốc tế, trong đó có những thay đổi căn bản, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, cùng những tác động hết sức sâu rộng. Trong bối cảnh đó, Hội nghị đã nhận định tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác nghị viện, đề ra những nhiệm vụ mà APPF cần phải thực hiện, cũng như thúc đẩy APPF triển khai các hành động nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và tăng cường liên kết kinh tế khu vực sâu rộng. Trong giai đoạn tới, APPF cần phải tiếp tục đổi mới nội dung nghị sự, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các thể chế đa phương như APEC và các cơ chế hợp tác khác. 

Trong tiến trình đó, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác tích cực, cùng APPF và Nghị viện các nước hiện thực hóa tầm nhìn đã đề ra và đưa các khuyến nghị, nghị quyết của APPF trở thành hành động cụ thể- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ. 

Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng cảm ơn Nghị viện, các nghị sĩ Quốc hội các nước, các đại biểu, cùng toàn thể nhân dân các nước trong khu vực về những tình cảm hữu nghị dành cho đất nước và con người Việt Nam, với sự hợp tác ngày càng hiệu quả và tình cảm tốt đẹp.


PV


Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức