Để hiểu đúng câu “ Nhân sinh…” trong di chúc Bác Hồ

Thứ năm, 17/05/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 16/5, Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được tổ chức. Nhân dịp này, tôi viết bài này với mong muốn giúp nhiều người hiểu đúng ý Bác trong Di chúc.

Kết quả điều tra mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho thấy, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên  hơn 75 tuổi,  tương đương với tuổi thọ của người Trung Quốc. Ở Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thọ 103 tuổi, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đang ở tuổi 102 và Đại tướng Lê Đức Anh ở tuổi 98. Ở các vùng quê trên 63 tỉnh thành cũng không hiếm gặp “cây đại thụ” có tuổi đời trên 100. Như vậy, hiện nay những người sống được trên 100 tuổi mới được xếp vào lớp người “xưa nay hiếm”. Vậy mà hiện nay, từ nông thôn đến phố thị vẫn có nhiều người mượn câu: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” trong di chúc Bác để tự đặt mình vào lớp người đã già, rồi từ lý do đó, nhiều người nghỉ ngơi không tham gia bất cứ hoạt động nào của xã hội cũng như việc gia đình. Thậm chí có những người nghỉ hưu cũng xin nghỉ sinh hoạt Đảng, bằng lòng với sống tuổi già là để hưởng thụ. Cách sống như thế có thái quá không?

Trong Bản di chúc Bác viết: “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc thời nhà Đường, có câu rằng “ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”- Nghĩa là Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm”.

Tìm hiểu nguồn gốc văn bản nhận thấy: câu “Nhân sinh…” được trích trong bài thơ “Khúc giang nhị thủ - Kỳ dị” được Đỗ Phủ sáng tác vào năm Càn Nguyên nguyên niên (năm 758), lúc đó Đỗ Phủ 46 tuổi, đang nhiệm chức Tả thập di (Một chức quan biên chép thêm những chỗ còn thiếu trong sách vở).

Theo lịch sử Trung Quốc, triều đại nhà Đường (618-907) là thời kỳ chính trị, kinh tế và văn hóa… đều phát triển rực rỡ. Trong đó văn hóa, đặc biệt là thơ Đường- thời kỳ có nền thi ca chói lọi, điển hình với các tên tuổi thi nhân như Lý Bạch, Đỗ Phủ.

Như vậy tính từ thời điểm ông Đỗ Phủ viết bài “Khúc giang nhị thủ - Kỳ dị” (năm 758) đến nay đã là 1.260 năm, đã quá xa. Chắc chắn thời đó chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt, điều kiện khám chữa bệnh của mặt bằng chung xã hội đang còn thấp, đó là chưa kể đến chiến tranh… Cho nên những người sống đạt đến 70 tuổi là rất hiếm.

Bác Hồ viết di chúc vào năm 1969, tính đến nay gần 50 năm. Trong gần 50 năm qua đã có 43 năm nước nhà thống nhất, điều kiện kinh tế, xã hội… đạt được nhiều thành tựu, theo đó điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt và đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc của y học đã giúp cho người Việt tăng tuổi thọ đạt tới mức cao so với các nước trong khu vực. Do vậy, nhiều người trích dẫn câu “ Nhân sinh…” trong di chúc của Bác là không còn phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay không ít người nghĩ mình ở cái tuổi “xưa nay hiếm” thì phải nghỉ ngơi, an nhàn, không tham gia bất cứ hoạt động nào của xã hội và của gia đình. Có nhiều người sau khi nghỉ hưu cũng nghỉ luôn sinh hoạt Đảng! Đó là lối sống hưởng thụ rất đáng phê phán. Trong khi từ làng quê cho đến phố thị có rất nhiều người cao tuổi vẫn tham gia trong các tổ chức hội. Các hội này đã và đang có những đóng góp không nhỏ trong đời sống cộng đồng, góp phần làm vững mạnh hệ thống chính quyền từ cấp cơ sở trở lên.

Thực tế cho thấy, trong nhiều gia đình, các cụ “cây cao bóng cả” vẫn giúp các con cháu công việc trong nhà, chăm nuôi, dạy trẻ… Nhiều cụ đúc rút ra rằng, tuổi già cần phải làm việc, cần phải giao lưu để đầu óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái, đẩy lùi bệnh tật. Tùy điều kiện, sức khỏe, hoàn cảnh của từng người mà đóng góp cho gia đình và xã hội. Có như vậy mới làm gương cho con cháu trong nhà và lớp trẻ ngoài xã hội noi theo.

Báo Công luận

Bút tích bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1969). 

Trở lại di chúc của Bác, Bác nêu quy luật tự nhiên

“Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ”.

Bác khẳng định:

“Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ Cách mạng, phục vụ Tổ quốc phục vụ nhân dân bao lâu nữa?”.

Đó là lý do Bác viết di chúc để đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè Năm châu khỏi cảm thấy đột ngột. Bác xem cái chết nhẹ nhàng như một chuyến đi xa gặp “các vị cách mạng đàn anh khác”.

Đây là cách nói hóm hỉnh, vui vẻ. Bác muốn đừng để mọi người đau thương quá khi được tin Bác mất, bởi mọi người đã dành cho Bác tình yêu thương, kính trọng như Người cha già của dân tộc.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi một chúng ta càng thấu hiểu Bác hơn. Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn!

 

Thế Lữ

 

Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức