Hội nghị GEF tập trung giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách

Thứ tư, 23/05/2018 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay như bảo vệ rừng, đất đai, nước, khí hậu và đại dương trên toàn thế giới, xây dựng các thành phố xanh, bảo vệ môi trường động vật hoang dã… sẽ được tập trung giải quyết trong Kỳ họp lần thứ 6 của Đại Hội đồng Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) diễn ra từ ngày 27-28/6 tại Đà Nẵng.

Đây là kỳ họp quan trọng được tổ chức bốn năm một lần với sự tham gia của các Bộ trưởng phụ trách môi trường và các quan chức cấp cao khác từ 183 quốc gia thành viên, cùng với lãnh đạo các cơ quan Liên Hợp Quốc, các ngân hàng phát triển khu vực, các tổ chức xã hội dân sự và lãnh đạo doanh nghiệp.

Nội dung của kỳ họp là chia sẻ ý tưởng, giải pháp và hành động cần thiết hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường toàn cầu. Trong đó, các vấn đề về bảo vệ rừng, đất đai, nước, khí hậu và đại dương trên toàn thế giới, xây dựng các thành phố xanh, bảo vệ môi trường động vật hoang dã đang bị đe dọa và khắc phục các mối đe dọa môi trường mới như ô nhiễm rác thải nhựa trên biển... sẽ là nội dung trong chương trình nghị sự của Hội nghị GEF.

Báo Công luận
 Các đại biểu tham dự Hội thảo Khu vực cử tri mở rộng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) 2016.

Cách đây 1 tháng, gần 30 quốc gia đã cam kết dành 4,1 tỷ USD cho chu kỳ đầu tư 4 năm mới của quỹ GEF (gọi là GEF-7) để bảo vệ tốt hơn nữa tương lai của hành tinh và sức khỏe con người.

Bà Naoko Ishii, Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch quỹ GEF cho biết: “Phần lớn các quốc gia đóng góp đã đẩy mạnh ủng hộ và hỗ trợ GEF. Điều này cho thấy sự cấp thiết của chương trình bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như lòng tin đối với GEF trong việc giải quyết vấn đề này và đạt được nhiều kết quả thành công hơn nữa”. 

Các phiên khai mạc toàn thể Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng GEF diễn ra vào ngày 27/6 sẽ đề cập đến thực trạng môi trường toàn cầu, tham vọng cần thiết để cải tổ các hệ thống hỗ trợ cách thức sinh hoạt, ăn uống, đi lại, sản xuất tiêu dùng của con người và vai trò của GEF-7 đối với sự thay đổi hệ thống cần thiết.

Tiếp đó, 14 hội nghị bàn tròn cấp cao sẽ tập trung thảo luận sâu hơn về các chủ đề mới trong GEF-7 cũng như các vấn đề môi trường toàn cầu khác. Mỗi hội nghị bàn tròn sẽ có sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng và các Bộ trưởng nhằm thảo luận về thách thức, những công việc cần thực hiện, GEF cũng như các tổ chức khác có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Các sự kiện bên lề và triển lãm khác cũng sẽ diễn ra trong suốt Tuần lễ Hội nghị.

Thông qua các hoạt động này, Đại Hội đồng sẽ xem xét, phê chuẩn các định hướng giải pháp cho các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay, xây dựng và tăng cường các mối quan hệ hợp tác chiến lược đầu tư, đồng thời phê duyệt, phân bổ nguồn lực cho các dự án môi trường giai đoạn 2018 - 2022. 

Việc Việt Nam đăng cai chủ trì Hội nghị GEF 6 là sự kiện quốc tế quan trọng về môi trường, hi vọng tạo ra tiếng vang, tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên trường quốc tế.

Đại Hội đồng GEF gồm đại diện của 183 quốc gia thành viên, là cấp điều hành cao nhất của GEF. Đại Hội đồng họp 4 năm một lần để tổng kết và đánh giá các chính sách chung, các hoạt động và thành viên của GEF. GEF đã trải qua 5 nhiệm kỳ và đang hoạt động ở nhiệm kỳ thứ 6, giai đoạn 2014 - 2018. Thời gian qua, Ban Thư ký GEF đã cân nhắc và lựa chọn Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức Đại Hội đồng GEF lần thứ 6 và các sự kiện liên quan vào năm 2018 (Hội nghị GEF 6).

 

Minh Châu


Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức