Nên hay không mở rộng đối tượng kê khai tài sản?

Thứ năm, 09/11/2017 21:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều nay, 9/11, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật này.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, xuất phát từ tầm quan trọng biện pháp minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng, dự thảo đã quy định thành một chương riêng với nhiều quy định mới, thực chất nhằm hướng tới việc kiểm soát được tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và một số người có chức vụ, quyền hạn khác.


Báo Công luận
 Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, đối với nội dung đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, trước mắt nên giữ nguyên đối tượng kê khai tài sản, thu nhập hoặc thu hẹp ở mức độ hợp lý, tập trung vào các đối tượng giữ vị trí quan trọng ở Trung ương, địa phương, những khu vực nguy cơ tham nhũng cao để bảo đảm tập trung nguồn lực tiến hành kiểm soát có hiệu quả hơn, tránh hình thức. Việc mở rộng đối tượng kê khai sẽ được nghiên cứu bổ sung khi đã làm tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của nhóm đối tượng nêu trên và có đủ nguồn lực đáp ứng cho việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản, thu nhập.

Thảo luận ở tổ về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua còn hình thức, hiệu quả thấp, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Nguyên nhân là do số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập quá lớn, vượt quá khả năng của các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập.

Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) nhấn mạnh thực tế, trong 1,1 triệu người kê khai tài sản hiện hành mới phát hiện 78 trường hợp phải xác minh lại, mà số trường hợp vi phạm càng thấp, chỉ có 5 trường hợp kê khai sai. Việc kê khai còn mang tính hình thức, thủ trưởng cơ quan chỉ xác nhận vào bản tự kê khai, trên cơ sở tin tưởng vào sự trung thực của người kê khai, nên việc xác minh rất khó khăn.

Cùng quan điểm, các đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam), Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cũng tán thành với phương án được Ủy ban Tư pháp đưa ra. Đại biểu Phan Văn Tường cho rằng, trước mắt hãy làm tốt việc quản lý quá trình kê khai tài sản, thu nhập và sự biến động của những tài sản, thu nhập được đảng viên, công chức kê khai. Đại biểu Phùng Đức Tiến lưu ý, tham nhũng thường chỉ ở người có chức, có quyền, thì tại sao không tập trung kiểm soát tốt bản kê khai của những đối tượng này, mà lại lo mở rộng đối tượng kê khai?

Báo Công luận
 Đại biểu Bùi Sỹ Lợi phát biểu

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) nhấn mạnh chỉ nên tập trung vào 3 vấn đề hết sức quan trọng, đó là ai có khả năng, nguy cơ tham nhũng thì kiểm soát, đưa vào đối tượng. Còn đưa quá nhiều, đưa tràn lan nhưng khả năng quản lý không có nên không kiểm soát được. Phải xem xét, tính toán lại, chứ đưa những đối tượng chẳng có gì để tham nhũng vào thì “vừa buồn vừa tủi”, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nói.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, việc kê khai tài sản và xử lý đối với những người có chức vụ thì rất rõ. Tuy nhiên, có những người là chuyên viên, không có chức vụ nhưng vẫn có khả năng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, gây bức xúc xã hội, bất an cho nhân dân. Do vậy, cần có quy định để ngăn ngừa cán bộ công chức ở vị trí việc làm nhạy cảm có khả năng gây nhũng nhiễu. Các đối tượng này cũng phải bị kê khai tài sản và sẽ bị xử lý nếu có sai phạm. Ví dụ quy định kê khai tài sản đối với cán bộ công an, kiểm sát viên, tòa án… để không còn tình trạng lợi dụng vị trí nhũng nhiễu, hạch sách để làm lợi bất chính cho bản thân. 

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cũng cho rằng, tất cả cán bộ công chức nhà nước phải thực hiện kê khai tài sản, hình thành ý thức công khai minh bạch về tài sản. Chúng ta đừng nghĩ có chức, có quyền mới thực hiện hành vi tham nhũng. Tham nhũng vặt có thể phát sinh khi cán bộ công chức tiếp xúc người dân hàng ngày. "Ngoài ra, việc kê khai tài sản sẽ giúp kiểm soát tài sản phát sinh tăng, giảm hay đột xuất. Đây là biện pháp tốt để hạn chế và ngăn ngừa tham nhũng", đại biểu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh.


T.Toàn


Tin khác

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức