Tình trạng xin lùi, xin rút các dự án luật còn phổ biến

Thứ hai, 16/04/2018 21:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình năm 2018, nhiều Ủy viên UBTV Quốc hội đã chỉ ra hạn chế, tồn tại đó là tình trạng xin lùi, rút dự án luật vẫn còn diễn ra thường xuyên, dẫn đến tình trạng Quốc hội phải “bắc nước chờ gạo”.

Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 23, UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình năm 2018.

Theo Tờ trình đề nghị của Chính phủ, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình năm 2018 được lập theo nguyên tắc ưu tiên bổ sung Chương trình năm 2018, đưa vào Chương trình năm 2019 các dự án luật sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; yêu cầu của Quốc hội, UBTV Quốc hội. Đồng thời ưu tiên các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và quy hoạch nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tái cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là tái cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình. Ảnh: Quốc hội

Trình bày báo cáo Thẩm tra đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 sau khi điều chỉnh sẽ là: Tại kỳ họp thứ 5, trình Quốc hội thông qua 8 luật và 1 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến vào 9 dự án luật. Tại kỳ họp thứ 6, trình Quốc hội thông qua 14 dự án luật; cho ý kiến 5 dự án luật khác; Bổ sung vào Chương trình năm 2018 dự thảo Nghị quyết của UBTV Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. Các dự án khác do UBTV Quốc hội quyết định bổ sung khi đủ điều kiện.

Trên cơ sở nội dung Chính phủ trình và ý kiến thẩm tra của các Ủy ban chuyên môn, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 sẽ gồm 16 dự thảo luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, cụ thể: Tại kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 8 dự án luật. Tại kỳ họp thứ 8, trình Quốc hội thông qua 8 dự án luật; cho ý kiến 3 dự án luật. Các dự án khác do UBTV Quốc hội quyết định bổ sung khi đủ điều kiện.

Thảo luận tại Phiên họp, các ý kiến thành viên UBTV Quốc hội cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, trong đó có đánh giá về những tồn tại, hạn chế về Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2017. Nhiều ý kiến đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại nhiều năm trong công tác xây dựng pháp luật, dẫn tới chất lượng chưa cao, đó là hồ sơ đề nghị xây dựng một số dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào Chương trình vẫn còn diễn ra thường xuyên.

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu

Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do kỷ luật làm luật không nghiêm. Hồ sơ dự án luật đôi khi chỉ ở đạng phác thảo sơ bộ. Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, việc đánh giá các chính sách mới rất quan trọng nhưng trong hồ sơ dự án trình thì các báo cáo đánh giá tác động lại không có chữ ký, đóng dấu. Tình trạng hồ sơ chậm vẫn xảy ra, việc xin lùi, xin rút các dự án luật ảnh hưởng đến chương trình xây dựng Luật. Do đó, cần sớm khắc phục tình trạng này để đảm bảo tính ổn định của chương trình.

Dẫn chứng cho kỷ luật làm luật không nghiêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, các tài liệu quan trọng như báo cáo tổng kết thi hành hầu như 70% không ký, không đóng dấu, trong khi quan điểm để xây dựng luật là trên cơ sở tổng kết thực tiễn để chọn lọc những cái tốt, khắc phục hạn chế. Hay như báo cáo cực kỳ quan trọng là đánh giá tác động cũng gần như không ai ký, đóng dấu.

Còn theo Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, có những dự án luật đã bố trí vào chương trình rồi, đến khi báo cáo cử tri rồi nhưng lại xin rút ra. Ngay tại phiên họp 23 UBTV Quốc hội cũng vậy, đến phút chót mới xin rút dự án luật ra vì chưa chuẩn bị kịp.

"Cần thay đổi nguyên tắc, không thể cứ để tình trạng Quốc hội phải bắc nước chờ gạo, khi nào có gạo mới bắc nước, chỉ trừ trường hợp đặc biệt lắm. Bây giờ chúng ta đã ấn định thời gian rất cụ thể là ngày 10 mỗi tháng sẽ họp UBTV Quốc hội, ngày 20/5 và 20/10 mỗi năm sẽ khai mạc kỳ họp Quốc hội, thì cơ quan chuẩn bị phải căn cứ vào đó để hoàn thành hồ sơ, tài liệu" - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc kiến nghị.

PV

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức