Xác định địa vị pháp lý của Cơ quan quản lý cạnh tranh

Thứ năm, 24/05/2018 21:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật này. 

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và nhất trí với nội dung cơ bản của dự án Luật do Chính phủ trình, đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến cho dự án Luật.

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Ảnh: TTXVN

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh (Điều 7), nhiều ý kiến tán thành quy định Cơ quan cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương, nhưng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan này trong Luật vì cơ quan này vừa thực hiện chức năng tham mưu trong quản lý nhà nước về cạnh tranh, vừa thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh. 

Một số ý kiến đề nghị không quy định Cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương mà thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong xử lý vụ việc cạnh tranh.

Sau khi xem xét toàn diện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định một cơ quan cạnh tranh là Ủy ban cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương  (trên cơ sở hợp nhất Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh, Văn phòng Hội đồng cạnh tranh hiện nay) là cơ quan bán tư pháp, vừa thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, vừa thực hiện chức năng tố tụng trong lĩnh vực cạnh tranh là rất cần thiết, là phương án phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay.

Việc không quy định Cơ quan cạnh tranh thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội, một mặt, giúp thu gọn đầu mối các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, không làm phát sinh đầu mối cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội, phù hợp với tinh thần giảm đầu mối cơ quan, tổ chức, đổi mới, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn bảo đảm độc lập khách quan trong xử lý vụ việc cạnh tranh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia có đầy đủ chức năng quyền hạn, chức danh pháp lý cũng như thẩm quyền để thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về cạnh tranh, đồng thời thực hiện các hoạt động tố tụng trong lĩnh vực cạnh tranh một cách độc lập sẽ tạo điều kiện để thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh, khắc phục những bất cập hiện nay.

Thảo luận tại Hội trường, một số đại biểu không đồng tình với quy định Ủy ban cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương, cho rằng cách xác định địa vị pháp lý của Ủy ban như vậy không phù hợp với tính chất quốc gia như tên gọi.

Đại biểu Nguyễn Thành Công (Đoàn Ninh Bình) cho rằng, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia phải đảm bảo được tính độc lập cần thiết để xem xét, giải quyết, ra quyết định về việc xác định hành vi của doanh nghiệp là vi phạm Luật Cạnh tranh hay không, đi cùng với việc áp dụng biện pháp chế tài mà không chịu áp lực nào của bất kỳ doanh nghiệp có liên quan hoặc từ cơ quan bên ngoài. 

Vì vậy, để đảm bảo tính độc lập của Ủy ban, bảo đảm các quyết định của Ủy ban khi xử lý các vụ việc cạnh tranh khách quan, công bằng và tuân thủ pháp luật thì không nên ghi Ủy ban này là cơ quan thuộc Bộ Công Thương.

Còn theo đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đoàn Đà Nẵng), với quy mô bộ máy đồ sộ, cồng kềnh như dự thảo Luật quy định, sẽ làm phình to bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

Đối với quy định về trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, đại biểu Đinh Công Sỹ (Đoàn Sơn La) cho biết, dự thảo Luật đã quy định các tiêu chí để miễn trừ với 4 điều kiện. 

Tuy nhiên, tiêu chí này còn khá chung chung. Đại biểu lấy ví dụ, điều kiện “tác động thúc đẩy tiến bộ, kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ”; điều kiện “tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế”… đều rất khó để xác định trong từng vụ việc cụ thể được miễn trừ.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Đoàn Nghệ An) cũng cho rằng quy định này không bảo đảm tính khả thi và dễ dẫn đến cơ chế xin- cho. Một số đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo quy định cụ thể hơn điều kiện miễn trừ trong dự thảo luật, trong trường hợp không thể làm rõ trong Luật thì cần giao Chính phủ hướng dẫn rõ, cụ thể hơn trong Nghị định.

PV

 

Tin khác

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức