Hùng vĩ thác Draynur

Thứ bảy, 06/10/2018 16:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi đến với thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, du khách yêu thích khám phá thiên nhiên không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng, kỳ vĩ và bí ẩn trước ngọn thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên - thác Draynur. Phóng viên đã may mắn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác đúng độ Thu về...

Báo Công luận
 Du khách mê mẩn trước cầu vồng dưới chân thác

Mang trong mình câu chuyện huyền bí cùng nét đẹp hoang sơ, thác Draynur là điểm đến không thể bỏ qua ở Tây Nguyên. Nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30km theo hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, thác Draynur có chiều dài khoảng 250m, nối liền địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Từ độ cao hơn 30m, dòng thác nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền diệu.

Báo Công luận
Đường vào thác Draynur 

Thác Draynur là thác chung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Draynur - Draysap của sông Serepok. Draynur nằm ngay cạnh thác Draysáp thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Draysap một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepok.

Báo Công luận
 Thác Draynur chung là một trong 3 thác gồm: Gia Long - Draynur - Draysap trên dòng sông Serepok

Thác "Draynur" mang nghĩa là thác Cái. Do vậy, danh thắng này còn được gọi là thác Vợ. Thác Draynur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Draysap nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepok chia ra làm hai nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa. Cũng từ thác Dray Nur, du khách có thể dễ dàng vượt sông để đến chiêm ngưỡng thác Dray Sáp và thác Gia Long, những ngọn thác kỳ vĩ và đẹp bậc nhất Tây Nguyên.

Báo Công luận
Khung cảnh thanh bình dưới hạ lưu thác, nhiều du khách hồi hộp câu cá...

Ngọn thác này là sự kết hợp giữa hai dòng sông, sông Krong Ana (sông Cái) và sông Krong No (sông Đực). Hai dòng sông hòa nhau tạo thành dòng sông Serepok huyền thoại ở Tây Nguyên. Thác gần như hai thành hai phần, phần ngoài với cuộn nước cực mạnh. Còn bên trong thì nước chảy đều và ít hơn.

Báo Công luận
Cầu treo nối liền hai bờ dòng Serepok ngay dưới chân thác 
Báo Công luận
 Đây là nơi các bạn trẻ thỏa sức tạo hình chụp ảnh...
Báo Công luận
 Những phiến đá tự nhiên chồng lên nhau lớp lớp như có bàn tay sắp đặt bên bờ sông Serepok
Báo Công luận
 Cây si già bên bờ thác được buộc những dây vải ngũ sắc đậm chất dân tộc Tây Nguyên
Báo Công luận
Bảng sơ đồ giới thiệu về khu danh thắng hác Draynur 
Báo Công luận
 Dẫn vào khu vực thác là đoạn đường rợp bóng cây xanh mát quanh năm
Báo Công luận
 Lưu lại một tấm hình để luyến nhớ thác Draynur

Lưu Ký

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa