Ngôi nhà cổ trên 300 năm ở Ninh Bình

Thứ ba, 04/12/2018 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một ngôi nhà có tuổi đời trên 300 năm đang được bảo tồn tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà có kiến trúc 3 gian, 2 dĩ và 2 trái, đậm nét văn hóa Việt. Gỗ, ngói, đá dựng nên ngôi nhà trải qua hàng trăm năm vẫn trường tồn với thời gian. Chủ nhân của ngôi nhà đặc biệt, hàng trăm năm tuổi nói trên là ông Nguyễn Văn Thoa (55 tuổi), hiện đang trú tại khu du lịch Làng Việt cổ - Cố Viên Lầu ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình).

Ngôi nhà trên 300 năm tuổi có tên là “Nhà cổ Ninh Sơn” được ông Thoa mua ở xã Ninh Sơn (nay là phường Ninh Sơn), TP. Ninh Bình hơn chục năm qua. Ông cho biết, vốn đam mê nhà cổ nên đã đi khắp nơi tìm mua những ngôi nhà cổ về trưng bày và bảo tồn ở Làng Việt cổ - Cố Viên Lầu.

Hiện nay, ở Cố Viên Lầu ông Thoa đang trưng bày 22 ngôi nhà cổ, được sưu tầm từ nhiều nơi ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh về. Các ngôi nhà đều có tuổi đời trên 100 năm. Cổ xưa nhất là ngôi nhà cổ Ninh Sơn (đặt theo địa danh sưu tầm nhà), có niên đại hơn 300 năm.

Báo Công luận
Trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà vẫn trường tồn với thời gian. Ảnh: Dantri

Ông Thoa tâm sự, ông tìm mua ngôi nhà cổ ở Ninh Sơn khi nó vẫn giữ được nguyên vẹn. Chủ nhân của ngôi nhà xây dựng nó từ hơn 300 năm trước, trải qua nhiều đời, con cháu của chủ nhân lần lượt sinh hoạt trong nhà và lưu giữ nó như một báu vật gia truyền của dòng họ.

Ngôi nhà còn có những nét rất nổi bật như: được làm hoàn toàn bằng gỗ lim; thiết kế với lối kiến trúc 3 gian, 2 dĩ, 2 trái đậm nét văn hóa Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ; lợp ngói vảy cá; thềm lát đá Ninh Vân (Hoa Lư) cổ xưa.

Báo Công luận
Nhà cổ Ninh Sơn hơn 300 năm ở Ninh Bình. Ảnh: Dantri

Ông Thoa chia sẻ: “Ngoài tuổi đời hiếm gặp, những nét trạm khắc trên gỗ và đá của ngôi nhà rất tinh xảo và cổ xưa, mang đậm nét văn hóa Việt. Các nét trạm khắc ở các chi tiết trong ngôi nhà chủ yếu là hoa văn rồng – phượng, hoa sen, hoa lan, triệu tàu lá dắt…”.

Cũng theo ông Thoa, niên đại của ngôi nhà được xác định với những ký tự được khắc trên mái nhà. Dựa trên các hoa văn cổ xưa được trạm khắc trên đá và gỗ, các nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu và đánh giá đây là ngôi nhà cổ có một không hai ở Ninh Bình. Đây cũng là ngôi nhà cổ có tuổi đời cao, hiếm, còn rất ít ở Việt Nam cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

P.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa