Người Cơ Tu làm du lịch

Thứ ba, 06/03/2018 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) – Biến văn hóa bản địa trở thành một sản phẩm du lịch, tạo động lực để phát triển vững bền luôn là một bài toán khó của nhiều địa phương. Ghi chép của nhà báo Phạm Trung Tuyến (Đài tiếng nói Việt Nam) về cách làm du lịch bản địa của người Cơ Tu ở Quảng Nam như một ví dụ thú vị về cách “giải bài toán khó” này.

Báo Công luận
Người Cơ Tu dệt thổ cẩm. Ảnh: Phạm Trung Tuyến 

10 năm trước, khi các cán bộ của Tổ chức cứu trợ phát triển Quốc tế (FIDR) Nhật Bản bắt tay vào việc tìm cách khôi phục nghề dệt thổ cẩm cườm của người Cơ Tu ở huyện Nam Giang (Quảng Nam), họ nhận ra ở xã Tà Bhing chỉ còn 4 phụ nữ biết làm thổ cẩm. Đến nay, cả hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống đã có 40 thợ dệt, ăn nên làm ra ở thôn Zơ Ra.

Đào tạo 40 người thợ dệt không phải điều quá khó khăn. Nhưng để một công việc truyền thống từng mai một nay sống lại ở một ngôi làng nghèo khó thì không hề dễ dàng. Công việc kiếm tiền, trở thành động lực khiến họ tự nguyện theo đuổi để cần mẫn tạo ra những sản phẩm có giá trị. Những sản phẩm thổ cẩm được dệt bởi bàn tay người phụ nữ Cơ Tu trở thành những món quà có giá trị văn hóa đối với khách du lịch nước ngoài.

 

Báo Công luận
 Mỗi thôn trong xã cung cấp một sản phẩm du lịch riêng. Ảnh: Phạm Trung Tuyến

Các ngôi nhà được sửa sang, trồng hoa bên lối đi để trở nên xinh xắn và sạch sẽ. Mỗi thôn một đặc sản để biến cả địa bàn xã thành một tour du lịch khép kín. Thôn Pà La cung cấp cho du khách những bữa ăn truyền thống ngon lành, đậm đà hương vị núi rừng. Thôn Pà Rồng trình diễn những công việc mô tả sinh hoạt truyền thống của người Cơ Tu như đặt bẫy, vót chông, đan dụng cụ đi rừng, giã gạo, xếp củi… Thôn Zơ Ra dệt thổ cẩm. Thôn Pà Xua có đội múa nhiều gái đẹp trai xinh.

Báo Công luận
 

Du lịch cộng đồng dựa vào văn hóa bản địa không phải điều gì mới mẻ. Rất nhiều nơi đã phát triển dịch vụ này, thành công có, thất bại cũng có. Song người Cơ Tu ở Tà Bhing làm du lịch cộng đồng không giống bất cứ địa phương nào. Tất cả người dân, tất cả các thôn buôn trong xã đều tham gia vào hoạt động du lịch. Song, không có bất cứ sự cạnh tranh nào, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy đây là một điểm du lịch.

Ở Tà Bring, người dân vẫn đi rẫy, đi rừng, vẫn làm các công việc bình thường của mình. Nếu du khách lạc bước tới đây, họ sẽ thấy nơi đây chỉ đơn thuần là những buôn làng nhỏ bé, bình dị như bao buôn làng khác, không hàng quán, không dịch vụ. Những người thợ sơn tràng, những anh nông dân, những cô thợ dệt chỉ trở thành hướng dẫn viên, trở thành nghệ nhân, thành người nấu ăn, thành vũ công khi được Hợp tác xã báo trước một tuần để thu xếp công việc.

Báo Công luận
Người Cơ Tu đã có đời sống tốt hơn nhưng không đánh mất văn hóa bản địa. Ảnh: Phạm Trung Tuyến,

Điều hành mọi hoạt động du lịch ở Tà Bhing là Briu Thương, chàng trai Cơ Tu 31 tuổi, chủ nhiệm hợp tác xã. Với sự hỗ trợ, quảng bá của FIDR, Briu Thương bán tour trải nghiệm văn hóa Cơ Tu cho các công ty du lịch. Các đoàn khách phải đặt tour trước ít nhất một tuần để Briu Thương điều phối. Theo chương trình, khách sẽ trải nghiệm trọn gói các khía cạnh đời sống ở các thôn làng trong xã, do các nhóm chuyên môn đảm nhiệm. 

Các nhóm chuyên môn được phân lịch phục vụ, các nhóm có cùng chuyên môn thì luân phiên. Lợi ích được chia sẻ một cách công bằng, trong khi thế mạnh của mỗi nhóm đều được phát huy một cách tập trung, và tương hỗ với nhau.

Năm 2017, Hợp tác xã du lịch Tà Bhing đạt lợi nhuận 600 triệu đồng. 70% được chia cho người dân ở các thôn tham gia cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, người dân ở các thôn thu được hơn 300 triệu đồng từ việc bán các quà tặng thủ công. Số tiền đó có thể không nhiều so với các điểm du lịch nổi tiếng. Song nó là một khoản thu nhập đáng kể của những thôn dân ở Tà Bhing, trong khi họ vẫn sống cuộc sống của mình, như tổ tiên mình đã sống, nhưng ấm no và vui vẻ hơn.

Phạm Trung Tuyến

Tin khác

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

(CLO) Hội thảo mang tới nhiều thông tin về gốm Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

(CLO) Ngày 18/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình phối hợp chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những năm gần đây, người dân trồng nho hạ đen ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã kết hợp việc nuôi trồng thông thường với du lịch, đem lại nhiều lợi nhuận và thu hút du khách gần xa tới trải nghiệm.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

(CLO) Chương trình quảng diễn đường phố "Quê hương mùa Sen nở" diễn ra sôi động với sự tham gia trình diễn của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần du lịch năm 2024

Thái Bình: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần du lịch năm 2024

(CLO) Tỉnh Thái Bình kỳ vọng, thông qua các hoạt động của Tuần du lịch, tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh; thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước tiếp tục đến với Thái Bình trong mùa du lịch năm 2024.

Đời sống văn hóa