Nhân dân các bộ tộc Lào chào mừng năm mới

Thứ hai, 16/04/2018 09:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) - Khi gió mùa Tây Nam bắt đầu thổi và mùa mưa bắt đầu, Tết Bunpimay hay Lễ hội Hốt Nậm (Té nước) - Lễ hội đón năm mới của đất nước Triệu Voi được bắt đầu.

Báo Công luận
 Tết Bunpimay của Lào.

Những ngày này, nhân dân các bộ tộc Lào đang hân hoan chào đón năm mới. Lễ hội đón năm mới Bunpimay của Lào diễn ra trong ba ngày: 13, 14, 15 tháng 4 Dương lịch (theo Phật lịch).

Trong những ngày lễ hội này, bất kể dù là người dân sinh sống trên đất nước Lào hay là du khách thập phương, dù là người giàu hay người nghèo, dù cùng chung tôn giáo hay khác tôn giáo, tất cả mọi người đều sẽ được hưởng những niềm vui, hạnh phúc tròn đầy và cả những lời chúc tụng, cầu may.

Báo Công luận
 Lễ tắm tượng Phật.

Vào buổi sáng ngày đầu tiên của Lễ hội đón năm mới, mọi người sẽ quét dọn, lau chùi, cùng nhau trang hoàng lại nhà cửa, chuẩn bị nước thơm và hoa. Buổi chiều, người dân sẽ đến những ngôi chùa gần nhất để dâng cơm cho sư và cùng nhau “tắm Phật”. Nước thơm đã chuẩn bị sẵn để tưới lên tượng Phật. Thông thường, thành phần của nước thơm gồm nước, nghệ, bồ kết nướng, hoa và dầu thơm. Nước thơm sau khi đã "tắm Phật" sẽ được người ta hứng lại đem về nhà để sức lên người làm phước.

Hoạt động đặc trưng nhất của Tết Bunpimay là té nước. Nước sẽ gột rửa đi mọi xấu xa, phiền não, đau khổ của năm cũ và mang đến phúc lành cho năm mới. Người Lào tin rằng, ai càng được té nước nhiều, năm ấy sẽ càng gặp nhiều may mắn.

Báo Công luận
 Người ta tin rằng, càng được té nước nhiều sẽ càng gặp nhiều may mắn.

Ngày thứ hai của Tết Bunpimay, các gia đình sẽ quây quần bên nhau để ăn bữa cơm đầu năm. Đồ ăn có thể có nhiều nhưng không bao giờ thiếu món Lạp và xôi nếp. Người ta tặng nhau món Lạp vào đầu năm thay cho lời chúc năm mới sung túc, đầy đủ.

Một tập tục đẹp của người Lào trong những ngày đầu năm mới là buộc chỉ cổ tay. Bất kể là con cháu trong nhà hay là khách tới xông nhà đều sẽ được gia chủ buộc một vòng chỉ vào cổ tay, thường là sợi chỉ màu xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Đôi khi có kèm theo tiền lì xì may mắn. Và để cho những lời chúc năm mới được hiệu nghiệm thì trong ít nhất ba ngày, người được buộc chỉ cổ tay phải giữ nguyên sợi chỉ đó, không được tháo ra vì bất cứ lý do nào.

Báo Công luận
 Lễ buộc chỉ cổ tay chúc phúc cho khách đến nhà.

Đến ngày thứ ba của Tết, các hoạt động hội diễn ra tưng bừng khắp nơi như: đua thuyền, xây tháp cát, phóng sinh, hái hoa tươi, rước nữ chúa xuân...

Cứ mỗi năm, trước khi lễ hội diễn ra, người dân Lào lại tổ chức thi tuyển, chọn ra bảy cô gái đẹp nhất. Đẹp ở đây bao gồm cả đẹp người, đẹp nết, giỏi giang, thông minh. Đến giờ hoàng đạo, cô gái đẹp nhất sẽ đóng vai Nữ chúa xuân – là nàng Sangkhane, tay cầm gươm, tay cầm vòng lửa, bên cạnh là sáu cô gái còn lại mặc xiêm y lộng lẫy, ngồi trên chiếc kiệu được trang trí rực rỡ.

Báo Công luận
 Lễ rước Nữ chúa Xuân.

Những người còn lại trong đoàn diễu hành đều đeo mặt lạ Pu Nhơ (đối với nam) và Nha Nhơ (đối với nữ) – biểu trưng cho những người đàn ông và người đàn bà sinh ra con dân của đất nước Triệu Voi. Nối dài đoàn rước là dòng người nô nức chảy hội. Họ vừa đi, vừa hát, vừa múa trong tiếng trống vang lừng. Người hai bên đường thi nhau té những gáo nước mát lạnh và cầu chúc cho nhau những điều an lành.

Cùng chung ý nghĩa với Tết Nguyên Đán của Việt Nam, Tết Bunpimay của người Lào cũng mang đậm những nét đặc trưng của nền văn hóa cổ truyền, chứa đựng nhiều những hy vọng và mong ước mạnh khỏe,hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Vongdeuan

 

Tin khác

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa
Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa
Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa