Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018

Thứ tư, 11/04/2018 17:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Diễn ra từ ngày 19-22/4/2018, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số tỉnh/thành tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú và đặc sắc.

Báo Công luận
 
Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”; tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


Với chủ đề “Bản sắc văn hóa dân tộc góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018 sẽ bao gồm 4 hoạt động chính: Chương trình Đêm hội văn hóa dân tộc - đây là hoạt động điểm nhấn của sự kiện; Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”; Các ngày hội văn hóa dân tộc, vùng miền (Ngày hội văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ; Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc; Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên); Triển lãm 10 năm chặng đường Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Theo Ban Tổ chức, Ngày Văn hóa các dân tộc năm nay thu hút khoảng 270 đồng bào đại diện cho các dân tộc: Mông (Hà Giang), Khơ Mú (Điện Biên), Thái (Sơn La), Tày (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Dao (TP. Hà Nội), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), Raglai (Ninh Thuận), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng), Gia Rai (Gia Lai), Thái (Nghệ An). Đặc biệt, còn có sự tham dự của đại diện 17 dân tộc (8 tỉnh) có số dân dưới 10.000 người (dân tộc thiểu số rất ít người) có thành tích trong bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc thực hiện tốt Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam: dân tộc Bố Y, dân tộc Phù Lá (Lào Cai), dân tộc Brâu, dân tộc Rơ Măm (Kon Tum), dân tộc Chứt (Quảng Bình), dân tộc Cống, dân tộc La Hủ, dân tộc Lự, dân tộc Mảng, dân tộc Si La (Lai Châu), dân tộc Cờ Lao, dân tộc Lô Lô, dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Pu Péo (Hà Giang), dân tộc La Ha (Sơn La), dân tộc Ngái (Quảng Ninh), dân tộc Ơ Đu (Nghệ An), nhóm nghệ nhân trẻ dân tộc Ba Na tỉnh Kon Tum, đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng cùng du khách trong nước, quốc tế.

Hằng Minh


Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa