Nô nức lễ hội đua thuyền làng Phò Trạch

Thứ tư, 21/02/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 21/6, (tức mồng 6 Tết) hàng ngàn người dân địa phương cũng như du khách thập phương đổ về trằm Sen (thuộc làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) để hòa chung với không khí náo nhiệt của lễ hội đua thuyền truyền thống làng Phò Trạch.

Phò Trạch là ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa từ lâu đời. Do cuộc sống mưu sinh nên nhiều con em trong làng thường đi làm ăn xa đến dịp Tết mới có dịp để về quê nhà hội tụ đông đủ cùng gia đình và người thân. Và cũng như thông lệ của làng cứ mỗi năm lễ hội đua thuyền truyền thống làng Phò Trạch sẽ được tổ chức định kỳ vào ngày mồng 6 Tết cổ truyền. Đây là dịp để dân làng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vụ mùa bội thu.

Báo Công luận
Lễ hội đua thuyền truyền thống làng Phò Trạch năm 2018. 

Hội đua thuyền truyền thống làng Phò Trạch có 10 giải (trong đó buổi sáng diễn ra 5 giải và buổi chiều 5 giải) gồm: 1 giải cúng và 1 giải cờ phá và còn lại là 8 giải đua được thưởng bằng tiền mặt. Giải đầu tiên là “giải cúng” được cho sẽ mang lại nhiều may mắn cho dân làng của đội chiến thắng, các giải thưởng tiền là cơ hội cho các đội tham gia giao lưu, học hỏi lẫn nhau và quan trọng hơn hết vẫn là “giải cờ phá” đây được coi là giải đua thể hiện sức mạnh tập thể của những vận động viên ưu tú nhất trong mỗi đội đua tham gia đua thuyền.

Theo thể lệ đường đua, Ban tổ chức làng Phò Trạch sẽ cắm 3 cái vè: “Vè thượng tiêu” nằm ở phía thượng nguồn trằm Sen, “vè hạ tiêu” nằm phía hạ nguồn và “vè trung tiêu” nằm ở trung tâm giữa hai vè này. Tổng chiều dài từ “vè thượng tiêu” đến “vè hạ tiêu” khoảng 1000 mét.

Báo Công luận
Khai cuộc... 

Hội đua thuyền truyền thống làng Phò Trạch có 10 thuyền đua thuộc 6 đơn vị gồm: thôn Rú Hóp, thôn Đông Trung Tây Hồ, thôn Tây Phú, thôn Tả Hữu Tự, thôn Triều Quý và thôn Đông Mỹ. Mỗi thuyền đua có 7 vận động viên tham gia cho mỗi giải đua. Hầu hết các vận động viên thi đấu hết mình với tinh thần “fair play”, cống hiến cho khán giả những cuộc đấu thực sự “dậy sóng” trên khu vực trằm Sen.

Sau hiệu lệnh xuất phát bằng hồi trống khai cuộc, các đội đua phải xuất phát đồng hàng và vượt qua “ba vòng, sáu tao” với tổng chiều dài đường đua khoảng 6000 mét. Đội nào về đích đầu tiên mà không vi phạm bất kỳ một điều lệ nào sẽ là đội chiến thắng của cuộc đua.

Do tính hấp dẫn của ngày hội, lễ hội đua thuyền truyền thống làng Phò Trạch luôn nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị tài trợ và thu hút đông đảo người dân trong làng cũng như người dân trong vùng đến xem và cổ vũ.

Hội đua thuyền truyền thống làng Phò Trạch năm 2018 đã kết thúc tốt đẹp trong tình hữu nghị giữa các thôn, để lại nhiều ấn tượng khó phai mờ trong lòng người hâm mộ, khán giả ra về trong sự háo hức chờ đợi mùa giải năm sau.

Lễ hội đua thuyền truyền thống thực sự là ngày hội lớn được mong chờ nhất của người dân làng Phò Trạch cũng như người dân quanh vùng trong dịp tết đến xuân về.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

Báo Công luận
 Băng băng về nhất.

Báo Công luận

Khán giả cổ vũ nhiệt tình và sôi động. 

Báo Công luận
Gay cấn và căng thẳng. 
Báo Công luận
 Cố gắng bức phá về nhất.
Báo Công luận
Giải đua phụ nữ. 
Báo Công luận
Hấp dẫn và kịch tính. 

 

Hữu Tin

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa