Chính thức công diễn vở nhạc kịch Hoàng hậu Frédégonde tại TP.Hồ Chí Minh

Thứ sáu, 13/10/2017 17:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào lúc 20h, ngày 20 và 21/10, tại Nhà hát TP.HCM, Vở nhạc kịch Hoàng hậu Frédégonde sẽ được công diễn lần đầu tiên tại quốc gia nơi tác giả đã hoàn thành tác phẩm này cách đây hơn một thế kỷ.

Camille Saint-Saëns là nhà soạn nhạc vĩ đại, nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Pháp. Ông được đánh giá là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thời kỳ Lãng mạn thế kỷ 19. Tài năng của ông được bộc lộ từ sớm, 5 tuổi đã biết sáng tác và được biểu diễn trước công chúng khi ông mới 10 tuổi. Ông thường được so sánh với thần đồng Mozart khi còn nhỏ.

Báo Công luận

 Nhạc trưởng, NSƯT Trần Vương Thạch, Giám đốc  Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP. HCM.

Di sản nghệ thuật của Saint-Saëns để lại cho nhân loại vô cùng giá trị,  gồm hơn 300 tác phẩm; Trong đó gồm 13 vở nhạc kịch, 3 bản oratorio, 4 bản cantata, 5 bản concerto cho piano, 3 bản concerto cho violin, 2 bản concerto cho cello và dàn nhạc, Lễ hội muông thú ("Le Carnaval des Animaux") cho hai piano và dàn nhạc (1866), những tác phẩm hòa tấu thính phòng, khoảng 100 romance, hợp xướng …

Báo Công luận

Họp báo công bố vở nhạc kịch Hoàng hậu Frédégonde

Saint-Saëns đam mê khám phá, đặc biệt khi liên quan đến Á Đông, ông thực hiện rất nhiều chuyến hành trình đến nhiều nơi, bao gồm những chuyến đi thường xuyên đến Đảo Yến, Algeria và năm 1891, một chuyến chu du đến Colombo và chuyến du ngoạn tới Côn Đảo và Sài Gòn, Việt Nam năm 1895. Theo nhà nghiên cứu Tim Doling, từ ngày 20 / 3 đến 19/ 4/1895, trong thời gian ở Côn Đảo, Saint-Saens đã hoàn thiện vở opera Brunhilde còn dang dở của đồng nghiệp quá cố, Ernest Guiraud (qua đời năm 1892). Sau khi hoàn thành, Saint-Saens đổi tên vở nhạc kịch thành Hoàng Hậu Frédégonde.

Hoàng hậu Frédégonde là câu chuyện về một giai đoạn lịch sử có thực của nước Pháp thời tiền Trung Cổ, một giai đoạn lịch sử của nhiều biến động và giao tranh xoay quanh vương quyền. Giữa những xung đột ấy, những giá trị nhân bản nhất, thuộc về bản chất yêu thương và thù hận của con người, được bộc lộ qua những diễn biến tâm lý mãnh liệt.

Báo Công luận

Frédégonde, xuất thân là một cô hầu phục vụ cho Audovera, vợ của vua Hilperic. Bằng những mưu kế riêng, Fredegonde đã chinh phục được tình cảm của Hilperic và thuyết phục được ông ly dị rồi đưa Audovera vào tu viện. Âm mưu hôn ước thành công đã một bước đưa Frédégonde trở thành vị hoàng hậu giàu có và quyền lực tại Pháp. Và đây cũng là lúc câu chuyện bắt đầu.

Sau hôn lễ, Frédégonde đã tạo sức ép buộc Merowig, con trai của Hilperic, đưa Brunhilda (hoàng hậu của xứ Austrasia cũng là chị gái của Audovera) sau khi bị cướp ngôi, vào một tu viện ở Rouen. Cuộc đảo chính này đã bị thay đổi bởi một sự kiện bất ngờ: Mérowig rơi vào tình yêu sâu đậm với Brunhilda. Vì vậy, anh quyết định không vâng lời cha mình dưới danh nghĩa của tình yêu và chống lại Frédégonde khát máu. Người dân của Brunhilda lúc đó đã công nhận Merowig làm vua mới của họ và tuyên bố chiến tranh giữa Austrasia và Neustrasia. Trong cơn tức giận, Frédégonde đe dọa sẽ từ bỏ Hilpéric nếu ông không phản ứng chống lại cuộc nổi loạn của Merowig. Đối mặt với người cha đã từ chối mình, trong cơn mắc kẹt và điên cuồng, Merowig đã tự sát, để lại Hoàng hậu Brunhilda sau đó cũng bị tiêu diệt hoàn toàn.

Cuộc đấu tranh quyền lực giữa Hoàng hậu Brunhilda của Austrasia và Hoàng hậu Frédégonde của Neustria được khắc họa không chỉ thông qua lời thoại có tính chất của Shakespeare, mà còn qua hai cá tính âm nhạc của Ernest Guiraud  và Saint-Saëns cùng thể hiện trong một tác phẩm.

Báo Công luận

 Các nghệ sỹ tham gia biểu diễn 

Bên cạnh đó,  Hoàng Hậu Frédégonde còn là vở Opera thể hiện rõ nét những biến đổi trong tư duy sáng tác của các nhà soạn nhạc đang nỗ lực để bắt kịp những bùng nổ mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và giao thương vào giao thời giữa 2 thế kỷ diễn ra trên khắp thế giới. Đó là luồng tư duy chú trọng vào sự tinh tế của các chi tiết hơn là tổng thể tác phẩm, sự phá bỏ cấu trúc, và nét duyên dáng khi âm nhạc có thêm phong vị hương xa của phương Đông.

Ảnh hưởng từ miền đất nhiều huyền bí và văn hóa Á Đông đặc trưng tại Côn Đảo, Saint-Saëns đã để lại nhiều dấu ấn trong vở nhạc kịch với việc sử dụng các nhạc cụ như chiêng lớn, tam-tam, hoặc âm điệu từ kèn gỗ trong màn 5.

Vở nhạc kịch Hoàng hậu Frédégonde được công diễn tại Paris năm 1895 với 8 xuất diễn.  Và từ đó tới nay, vở nhạc kịch này chưa từng được diễn lại.

Côn Đảo, khi xưa lôi cuốn Camille Saint-Saëns với tiềm năng phong phú về rừng hoang sơ, tự nhiên, hệ sinh thái được bảo tồn với nhiều sinh vật biển, những rặng san hô ngoạn mục, ngày nay đã trở thành một địa điểm du lịch ưa thích của du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây vẫn lưu giữ sự hiện diện của Saint-Saëns trong một khu bảo tàng.

Trong lịch sử âm nhạc thế giới, nhiều tác phẩm giá trị bị quên lãng cho đến khi được được xuất hiện trở lại, được đánh giá và tôn vinh xứng đáng với tầm vóc của tác phẩm. Việc phục diễn vở nhạc kịch Hoàng Hậu Frédégondee tại Việt Nam mang lại nhiều ý nghĩa, công chúng sẽ có cơ hội được thưởng thức lần đầu tiên tác phẩm của một trong những tác giả vĩ đại của nhân loại. Khán giả và nghệ sĩ Việt Nam có thể tự hào về cơ hội được biểu diễn và thưởng thức một tác phẩm lớn mà không nhà hát nào trên thế giới thực hiện trong hàng trăm năm qua.

Việc dàn dựng và biểu diễn vở nhạc kịch Hoàng Hậu Frédégonde cũng tăng cường tích cực sự tương tác qua lại trong môí quan hệ về văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Pháp.


Báo Công luận

 

 Nỗ lực đầu tiên để tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch Hoàng Hậu Frédégonde tại TPHCM từ nhạc trưởng, NSƯT. Trần Vương Thạch, Giám đốc của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP HCM. Sau nhiều công tìm kiếm, ông đã tiếp cận được tổng phổ của vở nhạc kịch tại Nhà hát Opera Paris cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM trong  sự kết nối và kêu gọi các tổ chức đơn vị hỗ trợ về tài chính, sự phối hợp của Viện Pháp tại Việt Nam, tổ chức La Fabrique Opera (Pháp) và nhiều công ty và doanh nghiệp đã hỗ trợ về tài chính, sản phẩm để việc phục dựng vở nhạc kịch Hoàng Hậu Frédégonde tại TP HCM trở thành hiện thực.

Báo Công luận

 

Chương trình sẽ có sự tham gia của các nghệ sĩ opera quốc tế tài năng đến từ Pháp với số lượng lớn nhất từ trước đến nay gồm nhạc trưởng lừng danh Patrick Souillot, đạo diễn Caroline Blanpied, 6 ca sĩ hát solo, huấn luyện thanh nhạc và giám đốc kỹ thuật.

Các nghệ sĩ tại TP.HCM tham gia trong chương trình gồm có nhạc trưởng Trần Nhật Minh trong vai trò trợ lý chỉ huy và dàn dựng hợp xướng, huấn luyện viên ngôn ngữ là nghệ sĩ Gregory Notebaert, các nghệ sĩ Opera của HBSO: Đào Mác, Võ Nguyễn Thành Tâm, Vũ Minh Trí, Lê Khánh Thy, Gregory Notebaert cùng Dàn nhạc Giao hưởng HBSO, Hợp xướng HBSO, Hợp xướng thiếu nhi Hàn Quốc tại TP.HCM.

Toàn bộ vở nhạc kịch 5 màn sẽ được biểu diễn bằng tiếng Pháp, công diễn vào lúc 20h, ngày 20 và 21/10, tại Nhà hát TP.HCM.



Thu Hiền

Tin khác

'Lật mặt 7: Một điều ước' phá kỷ lục phim 'Mai' của Trấn Thành

'Lật mặt 7: Một điều ước' phá kỷ lục phim 'Mai' của Trấn Thành

(CLO) Hàng trăm khách mời đã đến tham dự sự kiện ra mắt phim "Lật mặt 7: Một điều ước"; phim của đạo diễn Lý Hải cũng xác lập kỷ lục phòng vé mới khi bán được 105.000 vé, đánh bại phim "Mai" của Trấn Thành.

Giải trí
Thực hư tin đồn Sơn Tùng M-TP sang Trung Quốc thi gameshow với Tạ Đình Phong

Thực hư tin đồn Sơn Tùng M-TP sang Trung Quốc thi gameshow với Tạ Đình Phong

(CLO) Mới đây, trên mạng xã hội bất ngờ rộ lên thông tin về các gương mặt nghệ sĩ sẽ tham gia gameshow đình đám "Call me by fire - Anh trai vượt ngàn chông gai" do phía Trung Quốc sản xuất. Đáng chú ý, trong số này có nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP đến từ Việt Nam.

Giải trí
Giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

Giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

(CLO) Nhân kỷ niệm Ngày châu Âu 9/5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sẽ giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại đặc biệt với âm nhạc từ tổ khúc huyền thoại “Bốn mùa”.

Giải trí
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà làm giám khảo Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà làm giám khảo Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024

(CLO) Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà vừa có chuyến công tác ở Ai Cập để đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024. Cô cũng sẽ đảm nhận vai trò cầm cân nảy mực, tìm ra người xứng đáng với chiếc vương miện.

Giải trí
Phú Yên: Đơn vị tổ chức 'Đại hội nhạc thiêng' bị xử phạt hành chính 33 triệu đồng

Phú Yên: Đơn vị tổ chức 'Đại hội nhạc thiêng' bị xử phạt hành chính 33 triệu đồng

(CLO) Ban tổ chức "Đại hội nhạc thiêng đặc biệt" ở Phú Yên đã vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo với hai hành vi, chịu mức phạt hành chính số tiền 33 triệu đồng.

Giải trí