Chương trình hòa nhạc kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Bỉ

Thứ ba, 17/07/2018 09:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vào 20h ngày 19/7, tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hòa nhạc kỷ niệm 45 năm Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bỉ. Bản Giao hưởng số 8 của Beethoven sẽ là điểm nhấn trong chương trình.

Trong chương trình hòa nhạc này, ngoài sự tham gia của các nghệ sĩ từ Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP. Hồ Chí Minh (HBSO), nhạc trưởng người Bỉ Daniel Gazon sẽ cầm đũa chỉ huy trong chương trình này. Ông đã đến TP. Hồ Chí Minh lần gần nhất vào tháng 3/2017 trong chương trình Mozart’s Linz Symphony và Brucker’s Requiem.

Daniel Gazon học kèn trumpet và đàn contrabass tại Nhạc viện Hoàng gia của thành phố Liege, và tốt nghiệp xuất sắc vào năm 1977. Ông bắt đầu học chỉ huy dàn nhạc vào năm 1978 với hai nhạc trưởng nổi tiếng thế giới Igor Markevitch và Max Deutsch. Daniel Gazon chỉ huy rất nhiều tác phẩm với đa dạng về thể loại từ giao hưởng cho đến các vở opera, và ông được xem là một trong những nhạc trưởng có kinh nghiệm chuyên dàn dựng những tác phẩm hiện đại của thế kỷ 20. Ông không những rất thành công trong lĩnh vực biểu diễn mà Daniel Gazon còn thành công trong cả sự nghiệp sư phạm với nhiều năm giảng dạy chỉ huy dàn nhạc tại Nhạc Viện Hoàng gia Bỉ tại Mons, các nhạc viện tại Slovakia, Thụy Điển và Italy.

Chương trình sẽ mở màn bằng một tác phẩm của nhà soạn nhạc người Bỉ Lodewijk Mortelmans. Ông sinh năm 1868 và mất năm 1952. Tiếp sau đó là một aria cũng từ một nhà soạn nhạc người Bỉ Joseph Jongen (1873-1953). 

Báo Công luận

Chương trình hòa nhạc kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Bỉ 

Trong chương trình lần này, được mong chờ nhất chắc hẳn là bản giao hưởng số 8 của Ludwig van Beethoven. Ông của Beethoven cũng có tên là Ludwig, sinh ra tại vùng Flemish – là một vùng của Bỉ hiện tại. Bên cạnh đó, cái tên Ludwig theo ngôn ngữ Flemish là Lodewijk. Chữ Van trong tên của Beethoven cũng bắt nguồn từ tiền Flemish trong khi chữ Von lại là tên tiếng Đức thông dụng. Gia đình của Beethoven xuất thân từ vùng Mechelen, Bỉ, nằm giữa Brussels và Antwerp. Cha của ông chuyển đến Bonn, Đức một năm thì sinh ra ông và đặt tên là Ludwig.

Những bản giao hưởng vĩ đại nhất của Beethoven thường được trình diễn nhiều lần là Bản giao hưởng số 3,5,6,7,9Bản giao hưởng số 1,2,4 được cho là những tác phẩm đầu tay chưa trưởng thành. Bản giao hưởng số 8 được đánh giá là bản giao hưởng nhẹ nhàng, lãng mạn, và có phần xuất sắc hơn Bản giao hưởng Titanic số 7 của ông. Thậm chí, Tchaikovsky còn cho rằng chương cuối của tác phẩm là một thành công vang dội nhất trong sự nghiệp Beethoven.

Phần đầu của chương trình sẽ trình diễn tác phẩm của nhà soạn nhạc người Bỉ Lodewijk Mortelmans (1868-1952).

Vào năm 20 tuổi, Mortelmans đã được trao tặng giải thưởng Belgian Prix de Rome cho vở nhạc kịch Lady Macbeth. Năm 1903, ông đã thành lập một cộng đồng cho chuỗi các buổi hòa nhạc tại cảng Antwerp, Bỉ mang tên Hòa nhạc mới. Cộng đồng này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều các nhà soạn nhạc nổi tiếng cũng như các soloist như Mahler, Richard Strauss, Rachmaninoff, Casals và Fritz Kreisler. Và ông cũng đã sáng tác vở nhạc kịch The children of the sea rất nổi tiếng.

Tiếp sau đó Cho Hae Ryong sẽ trình diễn hai bài hát nổi tiếng Release và Les Langues de feu của nhà soạn nhạc người Bỉ Joseph Jongen (1873-1953). Jongen là một thần đồng âm nhạc và được nhận vào Học viện âm nhạc Liege, Bỉ khi mới 7 tuổi. Cũng giống như Mortelmans, ông cũng nhận được giải thưởng Belgian Prix de Rome vào năm 24 tuổi. Tác phẩm Symphonie Concertante được sáng tác năm 1926 được biết đến là tác phẩm nổi tiếng nhất mọi thời đại viết cho Organ và dàn nhạc. Ông cũng lập ra Grand Officer of Belgium’s Order of Leopold năm 1934. Jongen là một thần đồng âm nhạc và được nhận vào Học viện âm nhạc Liege, Bỉ khi mới 7 tuổi. Cũng giống như Mortelmans, ông cũng nhận được giải thưởng Belgian Prix de Rome vào năm 24 tuổi. Tác phẩm Symphonie Concertante được sáng tác năm 1926 được biết đến là tác phẩm nổi tiếng nhất mọi thời đại viết cho Organ và dàn nhạc. Ông cũng lập ra Grand Officer of Belgium’s Order of Leopold năm 1934.

Phần đầu của chương trình hòa nhạc sẽ khép lại bằng Introduction, Theme và Variations dành cho clarinet và dàn nhạc của Rossini với sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ clarinet Hoàng Ngọc Anh Quân. Đây là một trong những bản nhạc viết cho clarinet thành công nhất và cũng đã được biểu diễn tại Clarinet Festival diễn ra tại Oostende, Bỉ vào ngày 10/7.

B.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa