Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm vụ bê tông hóa đình Lương Xá, Ứng Hòa

Thứ ba, 07/08/2018 07:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) UBND huyện Ứng Hoà vừa có báo cáo về việc vi phạm tu bổ, tôn tạo di tích tại đình thôn Lương Xá, xã Liên Bạt khoảng 300 năm tuổi. Trong đó, UBND huyện thừa nhận những sai phạm trong việc tu bổ, tôn tạo di tích này và đề xuất những phương án khắc phục.


Báo Công luận
Đình Lương Xá đang bị đình chỉ việc tu bổ do thực hiện sai quy định. Ảnh: TL 

Báo cáo nêu rõ, huyện Ứng Hoà đã để xảy ra việc tu bổ, xây dựng không phép tại thôn Lương Xá. Đình thôn Lương Xá là di tích thờ Thành Hoàng làng, địa điểm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của nhân dân địa phương, có diện tích 450m2. 

Năm 1993 và 2001 đình đã được nhân dân địa phương trùng tu, tôn tạo lại, cho đến cuối năm 2017, ngôi đình xuống cấp nghiêm trọng, các cấu kiện gỗ mối mọt không còn khả năng chịu lực, gãy mộng, hệ mái xô, lệch…

Trước thực trạng đó, ngày 13/12/2017, UBND xã Liên Bạt gửi UBND huyện Tờ trình về việc xin chủ trương xây dựng tu bổ, tôn tạo đình Lương Xá, trong đó có cam kết nguồn vốn thi công công trình.

Sau khi xem xét nội dung, UBND huyện giao Phòng Văn hoá - Thông tin (VH-TT) hướng dẫn UBND xã Liên Bạt thực hiện các bước tu bổ, tôn tạo theo quy định. Ngày 3-1-2018, phòng VH-TT có công văn hướng dẫn UBND xã Liên Bạt, trong đó nêu rõ: Di tích đình Lương Xá chưa được Nhà nước xếp hạng nhưng đã được kiểm kê và đưa vào danh mục di tích của TP Hà Nội. Vì vậy trước khi tu bổ, tôn tạo phải tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hoá và được sự chấp thuận của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền.

Tuy đã có ý kiến của cơ quan chuyên môn nhưng UBND xã Liên Bạt đã không lập hồ sơ xin phép tu bổ, tôn tạo di tích mà tự ý tháo dỡ, xây đình, xây mới di tích bằng kết cấu bê tông, vi phạm Luật Di sản văn hoá.

Sau khi phát hiện đình Lương Xá bị phá dỡ, xây mới, UBND huyện đã chỉ đạo phòng VH-TT, UBND xã Liên Bạt phối hợp với BQL di tích danh thắng Hà Nội kiểm tra những vi phạm, lập biên bản đình chỉ thi công công trình đình đang xây dựng; giao UBND xã Liên Bạt xây dựng phương án bảo quản bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, các mảng chạm khắc có giá trị đưa vào nhà văn hoá, xin ý kiến chỉ đạo của thành phố, các sở, ngành có liên quan.

Về giải pháp, trong thời gian tới UBND huyện sẽ tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm. Chỉ đạo UBND xã Liên Bạt tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân thôn Lương Xá về các quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản liên quan. 

Cùng với đó, đề nghị UBND TP giao Sở VH&TT phối hợp với UBND huyện quản lý đối với những cấu kiện, hạng mục gỗ đã hạ giải từ đình Lương Xá (hiện đang được địa phương bảo quản tại Nhà văn hóa thôn). Hướng dẫn UBND huyện các bước tiếp theo để tu bổ, tôn tạo di tích đáp ứng với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và quản lý di tích theo quy định.

Như báo Công luận đã thông tin, đình Lương Xá nằm ngay ven đường Quốc Lộ 21B, phía Nam giáp với thị trấn Vân Đình có từ thời hậu Lê, với kiến trúc độc đáo, mảng chạm khắc có giá trị đã bị hạ giải sai quy định, biến ngôi đình từ 300 tuổi thành 1 ngày tuổi.


H.Lâm

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa