NSND Quốc Anh được bổ nhiệm quyền Giám đốc Nhà hát chèo Hà Nội

Chủ nhật, 29/04/2018 09:19 AM - 0 Trả lời

Sau khi NSND Thuý Mùi nghỉ hưu, NSND Quốc Anh vừa được UBND Thành Phố Hà Nội bổ nhiệm quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội.

Khi được hỏi về lý do không bổ nhiệm chức vụ Giám đốc mà chỉ là “quyền” giám đốc, NSND Quốc Anh cho hay, ông sinh năm 1962 và chỉ còn gần 4 năm nữa là về nghỉ chế độ, không đủ thời gian nắm quyền 1 nhiệm kỳ, vì thế UBND Thành phố chỉ giao nhiệm vụ “quyền” giám đốc.

Trong buổi nhận quyết định, NSND Quốc Anh đã có một bài phát biểu khá dài nhưng rất chân tình, mộc mạc mà theo ông, đó là lời “bộc bạch” chứ không phải một bài diễn văn như cách nhiều người vẫn làm.

NSND Quốc Anh chia sẻ rằng, thật sự ông đã từng đóng không biết bao nhiêu vai diễn nhưng chưa vai diễn nào khó như “vai” lãnh đạo một nhà hát với hơn 130 con người. Cả đời chỉ làm nghệ sỹ với hát chèo, múa chèo, diễn chèo,... nay làm người quản lý là một công việc cực kỳ khó khăn đối với ông. Tuy nhiên, vì danh dự cá nhân, vì Nhà hát, vì anh em nghệ sỹ nên NSND Quốc Anh vẫn nhận trách nhiệm này.

Mặc dù hiện tại, Nhà hát chèo Hà Nội vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí, nhưng thời gian tới đây, các đoàn nghệ thuật Nhà nước (trong đó có Nhà hát chèo Hà Nội) sẽ phải tự nuôi sống bản thân, không đuợc sự bao cấp của Nhà nước nữa. Vì thế, trong buổi nhận chức, NSND Quốc Anh cũng thẳng thắn rằng, nếu bây giờ có ai đó dám hứa, sẽ lãnh đạo Nhà hát chèo Hà Nội để tự nuôi sống mà không cần dựa vào ngân sách Nhà nước, ông sẵn sàng nhường vị trí ngay lập tức. Bởi ông cho rằng, chức vụ không phải là điều ông ham hố, mà quan trọng nhất là chèo lái “con thuyền” Nhà hát để ngày càng phát triển, tiếp nối truyền thống hơn 60 năm hình thành và phát triển của Chèo Hà Nội mà từ lâu, nó đã trở thành một “thương hiệu” mạnh của làng chèo Việt Nam.

Báo Công luận
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VHTT Hà Nội và đại diện Sở Nội vụ Hà Nội trao quyết định cho NSND Quốc Anh 
NSND Quốc Anh sinh năm 1962 tại Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Năm 16 tuổi ông đã “khăn gói quả mướp” ra Hà Nội theo học Trường Nghệ thuật Việt Nam (ĐH Sân khấu điện ảnh), đồng thời là diễn viên của Nhà hát chèo Việt Nam. Sau hơn 30 năm gắn bó với “anh cả đỏ” làng chèo, Quốc Anh chuyển về Nhà hát chèo Hà Nội dưới thời của NSND Quốc Chiêm, NSND Thuý Mùi.

Trước đây, Quốc Anh từng nổi tiếng với những vai thày lý, thày đề,... hoặc những vai hài, vai... "đểu”. Tuy nhiên, khi về Nhà hát chèo Hà Nội, NSND Quốc Anh được đạo diễn Doãn Hoàng Giang giao cho một vai diễn lớn - Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi trong vở Oan khuất một thời - vai diễn đã đoạt Huy chương vàng Hội diễn chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2009. Sau đó, NSND Quốc Anh lại tiếp tục vào vai quan lớn "rởm" trong vở Quan lớn về làng, vở diễn cũng đoạt HCV trong cuộc thi Chèo hiện đại toàn quốc 2011.

Báo Công luận
NSND Quốc Anh vai Nguyễn Trãi - vở Oan khuất một thời 
Nhà hát chèo Hà Nội là một trong những đơn vị nghệ thuật truyền thống hàng đầu Hà Nội về việc duy trì biểu diễn thường xuyên. Ngoài nhiệm vụ biểu diễn phục vụ bà con nhân dân khắp các huyện, thị của Hà Nội, Nhà hát còn dựng rất nhiều vở diễn, kịch mục để bán vé phục vụ khán giả yêu chèo. Với cơ sở 15 Nguyễn Đình Chiểu và Rạp Đại Nam (89 phố Huế), Nhà hát chèo đã liên tục “đỏ đèn” với chuỗi Hà Nội đêm thứ 7 (Rạp Đại Nam) vào tối thứ 7 hàng tuần, và Long Thành diễn xướng (15 Nguyễn Đình Chiều vào 6h chiều hàng ngày). Đây là một trong những nỗ lực của lãnh đạo cũng như anh chị em nghệ sỹ của Nhà hát trong nhiều năm qua.

Tiếp nối truyền thống này, NSND Quốc Anh sẽ phải đương đầu với khá nhiều khó khăn, từ việc quản lý nhân sự, thu chi tài chính đến nội dung chuyên môn nghệ thuật – những điều không phải sở trường của một nghệ sỹ cả đời cống hiến cho nghiệp diễn. Tuy nhiên, với quyết tâm cao và không muốn phụ lòng tin tưởng của anh chị em nghệ sỹ trong Nhà hát, chắc chắn NSND Quốc Anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ như lời ông tâm sự trong buổi nhận quyết định vừa diễn ra tại trụ sở Nhà hát chèo Hà Nội gần đây.

Theo Thể thao & Văn hóa

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa