Sứ mệnh tiên phong trong nghệ thuật

Thứ năm, 12/04/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà hát Tuổi trẻ thành lập tháng 4/1978 theo quyết định số 20B/VH-QĐ của Bộ Văn hóa Thông tin. Trong suốt 40 năm qua, Nhà hát Tuổi trẻ đã xây dựng gần 500 chương trình nghệ thuật phục vụ hàng triệu lượt khán giả thuộc mọi tầng lớp trên địa bàn cả nước và quốc tế.

Ngọn gió tiên phong

Như một định mệnh gắn với cái tên của mình, Nhà hát Tuổi trẻ luôn mang trọng trách là ngọn gió tiên phong trong hoạt động sân khấu. Suốt 40 năm qua, Nhà hát là một bệ phóng cho nhiều tài năng nghệ thuật và luôn luôn phải “trẻ” để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công chúng.

Nhiều người còn nhớ, năm 1980, vở kịch “Sống mãi tuổi 17” của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ đã được đạo diễn NSND Phạm Thị Thành dàn dựng. Từ đây, tên tuổi một “Lưu Quang Vũ biên kịch” bắt đầu cất cánh.

Sau đó, liên tiếp các vở kịch được ra mắt công chúng như: “Romeo và Juliet”, “Trưởng giả học làm sang”, “Tấm Cám”, “Mùa hạ cuối cùng”, “Đứa con tôi”, “Đỉnh cao mơ ước”, “Người tốt ở nhà số 5”… Từ sàn gỗ sân khấu, hàng loạt các vấn đề trước Đổi mới được đưa ra đời sống, những tốt – xấu, đúng – sai, thiện – ác… được chiếu thẳng dưới ánh đèn và đi ra đời sống một cách tự nhiên.

Báo Công luận
 
Báo Công luận

Hoạt động nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ

Có thể nói, Nhà hát Tuổi trẻ đã thổi một luồng gió mạnh song hành cùng công cuộc Đổi mới của đất nước.

Đến nay, đã 30 năm kể từ khi tài năng Lưu Quang Vũ về cõi vĩnh hằng, nhưng đều đặn hằng năm, Nhà hát Tuổi trẻ luôn dành một thời lượng lớn để ánh đèn sân khấu lại sáng lên các tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Bởi lẽ, dù đã sáng tạo từ cách đây nhiều năm, nhưng những vấn đề được đặt ra trong kịch Lưu Quang Vũ vẫn còn lấp lánh ánh sáng của những mâu thuẫn thời đại.

Là một nhà hát dành cho lứa tuổi trẻ nên các chương trình nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ có nội dung chủ yếu phục vụ đối tượng khán giả là thanh, thiếu nhi chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn bộ kịch mục đã được dàn dựng. 

Trong số đó có nhiều chương trình đã trở thành những kỷ niệm đẹp của không ít lứa khán giả nhỏ tuổi, đến nay đã trưởng thành vẫn còn nhớ mãi. Đó là các vở kịch nói: “Hoàng tử học nghề”; “Hòn đá cháy”; “Tấm Cám”; “Dế mèn phiêu lưu ký”; “Hai cây phong”; “Hoa mã lan”; “Chàng hoàng tử dũng cảm”; “Trả lại em trang sách”; “Kết bạn với thiên thần”… cùng nhiều chương trình ca nhạc kịch câm như: “Tình bạn”; “Vòng quay cuộc đời”; “Cùng bay nào cho trái đất quay”; “Ông trăng ơi xuống đây chơi”; “Ngôi nhà của bé”; “Vầng trăng mơ ước”; “Cô gái lọ lem”; “Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn”; “Con sói và ba chú lợn con”; “Ông trăng ơi xuống đây chơi”; “Giọt nắng đầu hè”…

Các vở kịch dành cho học sinh, sinh viên và thanh niên đã trở thành hiện tượng sân khấu ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, phải kể đến là các vở kịch: “Tin ở hoa hồng”; “Đứa con tôi”; “Vườn quỳnh”; “Cuộc đời tôi”; “Bến bờ xa lắc”; “Mùa hạ cay đắng”; “Đỉnh cao mơ ước”; “Giũ áo mù xa”… các vở diễn này đã được biểu diễn hàng trăm buổi phục vụ hàng vạn lượt người xem và sau nhiều năm vẫn được khán giả trẻ nhớ mãi.

Báo Công luận

 Vở diễn "Vòng phấn Kavkav"

Thông qua các chương trình nghệ thuật, các em sẽ phân biệt được thiện – ác, phải – trái, hướng dẫn và giáo dục tính thẩm mỹ cho các em, thu hút các em đến với các sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần bồi dưỡng nhân cách cho các em. Nhà hát Tuổi trẻ đã thực sự trở thành người bạn của tuổi trẻ cả nước.

Những năm “mở cửa” của đất nước, có một giai đoạn nhiều người trở nên hoang mang về những điều đã từng tin tưởng trong quá khứ và thấy chênh vênh về tương lai, thì Nhà hát Tuổi trẻ lại sáng đèn với “Lời nói dối cuối cùng”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ chín”… Những vở diễn này được đón nhận nồng nhiệt bởi lẽ chúng vừa phản ánh được tâm tư của những người trẻ tuổi, vừa giải mã được những băn khoăn trong tư tưởng để tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Đó cũng là lý do tại sao, trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 là thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, tình hình hoạt động sân khấu nói chung bị khủng hoảng thì Nhà hát Tuổi trẻ vẫn dàn dựng đều đặn các chương trình nghệ thuật có chất lượng.

Từ năm 1993 đến nay, trung bình mỗi năm Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn từ 400 đến gần 700 buổi, phục vụ hàng triệu lượt người xem. Đó là kết quả mà khó có đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ có thể đạt được.

Không ngại đổi mới để “hút” khán giả

Dấu ấn tiên phong của Nhà hát Tuổi trẻ không chỉ nằm ở chính kịch hay ca – múa – nhạc mà còn ở cả các loại hình nghệ thuật mới. Những năm gần đây, khi giới nghệ sỹ và những nhà phê bình nghệ thuật còn đang tranh cãi về “nghệ thuật thể nghiệm”, về khái niệm “thể nghiệm” (điều mà thế giới đã làm từ lâu mà không tranh cãi gì - PV), nhiều sân khấu thể nghiệm nhỏ được mở ra để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của công chúng, thì ít người biết rằng, ngay từ năm 2006, Đoàn kịch hình thể của Nhà hát Tuổi trẻ đã được thành lập.

Báo Công luận

Đoàn cán bộ Nhà hát tuổi trẻ trong chuyến tu nghiệp tại Nhật Bản

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đoàn kịch hình thể đã cho ra mắt khán giả hai chương trình gây sự chú ý đặc biệt đối với công chúng và trong giới nghệ thuật, đó là: “100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử” và “Vườn thiên đàng”, trong đó vở “100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử” tham gia Liên hoan sân khấu quốc tế do Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam tổ chức được ban tổ chức và bè bạn quốc tế đánh giá cao.

Hiện tại, đời sống của sân khấu thể nghiệm dù còn nhiều khó khăn nhưng trong mọi trường hợp đều không thể phủ nhận rằng, những nghệ sĩ của Đoàn kịch hình thể đều là những con người tài năng bởi ngoài diễn, họ còn phải hát, múa… phải là tổng hòa của rất nhiều các bộ môn khác.

Càng ngày, đời sống tinh thần của công chúng ngày càng có sự phong phú, các sân khấu phải cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các loại hình giải trí khác. Việc kéo khán giả đến với Tuổi trẻ ngày càng khó. Tuy nhiên, bài toán nào cũng sẽ có lời giải.

 Nghệ sĩ Chí Trung, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ tâm sự: “Nếu bạn là Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ và bạn có cả ca múa, nhạc, kịch, bạn có 160 cán bộ nghệ sĩ mà có đủ yếu tố như thế thì tại sao bạn không thử? Nhà hát Tuổi trẻ được định danh kịch rất mạnh, kịch rất thành công vào thời gian trước đây. T

uy nhiên, gần đây khi sân khấu trở thành thứ yếu trong lòng người dân thì tôi lại xoay chuyển nhà hát trở thành ca múa. Bởi ca múa dễ tiếp cận với khán giả, tiếp cận với mọi thứ, tiếp cận với nhiều không gian hơn. Chúng ta chỉ gọi khán giả lại, kêu cứu mọi người đi xem mà không chịu hòa vào dòng chảy chung của xã hội thì sao có thể phát triển, có thể tiến bộ được”.

Sau 40 năm với nhiều thành tựu, Tuổi trẻ vẫn không ngần ngại thay đổi chính mình, để cháy hết mình với “chất trẻ”, để sân khấu hàng đêm được sáng đèn. Nhà hát Tuổi trẻ xứng đáng là người tiên phong trong hoạt động nghệ thuật.

Tử Hưng

Tin khác

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Chính thức khai mạc Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Chính thức khai mạc Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Sáng 26/4, Lễ hội Tràng An 2024 đã chính thức được khai mạc với chủ đề "Về miền di sản Tràng An 2024". Đây là một sự kiện nằm trong các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Đời sống văn hóa