Thực hư chuyện sách thư viện Bộ Văn hóa bị đem bán đồng nát

Thứ tư, 03/10/2018 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tối 2/10/2018, trên mạng xã hội facebook xuất hiện thông tin sách của thư viện văn phòng Bộ VHTT&DL bị mang ra bán đồng nát.

Báo Công luận
Thùng carton được nói chứa sách từ thư viện văn phòng Bộ VHTT&DL.
Cụ thể, trang cá nhân "Thanh Tường" trên mạng facebook đăng tải nội dung như sau:

"Kính anh Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL

Chiều nay, 02/10, tôi tình cờ ngang qua trụ sở Bộ anh ở đường Ngô Quyền, Hà Nội, thấy cảnh tượng người ta đang hì hụi bê những thùng cac-ton vuông vắn bán cho mấy người lượm ve chai. Thấy khác lạ, tôi dừng xe lại xem thì ra họ đang bán rất nhiều các loại sách quý cho mấy bà đồng nát. Tôi hỏi sao lại làm vậy, họ tỉnh queo trả lời: “Bộ trưởng Thiện cho giải tán thư viện của Bộ thì chúng tôi giữ cái đống giấy lộn này làm gì mà không bán ve chai ...”. Tôi lại thêm lần nữa sững người và nghĩ mình nghe nhầm, Bộ trưởng ạ".

Đăng kèm nội dung này là hình ảnh một thùng giấy gọn gàng trên vỉa hè. Chủ nhân của trang cá nhân này là một nhà báo đang công tác tại Hà Nội.

Báo Công luận
Ông Bình đang giới thiệu về sổ cho mượn sách của thư viện. 

Sáng nay (3/10), trao đổi với PV báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Thái Bình - Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Ngay tối qua, khi biết về sự việc này, ông đã có trao đổi bằng điện thoại với chủ nhân của facebook "Thanh Tường".

Ông Bình cho biết, cái thùng carton ở vỉa hè phía trước trụ sở Bộ là có thật. Tuy nhiên, đây không phải là sách của thư viện văn phòng Bộ bán đồng nát mà là đồ cá nhân của một nhân viên văn phòng Bộ.

Xác nhận điều ông Bình nói, bà Đỗ Mai Trang, cán bộ phòng hành chính - lưu trữ, trực thuộc Văn phòng Bộ VHTT&DL cho biết, đây đúng là thùng của mình, đựng đồ dùng cá nhân. Bà Trang đi làm bằng xe buýt và mang từ văn phòng về nhà một số đồ dùng cá nhân.

Báo Công luận
Hơn 4.000 đầu sách nằm phủ bụi trong kho chờ một không gian của thư viện mới. Ảnh: PV

Bà Nguyễn Thị Hương, cán bộ văn phòng, là người trực tiếp phụ trách công tác lưu trữ thư viện cho biết: Thư viện văn phòng Bộ Văn hóa hiện nay có hơn 4.000 đầu sách, phục vụ việc đọc và mượn về của cán bộ đang làm việc tại trụ sở Bộ.

Trước thông tin về việc đóng cửa thư viện văn phòng Bộ, ông Bình khẳng định "không có chuyện đó". Thư viện này hiện đang tạm dừng hoạt động "để chuyển từ tầng 5 lên tầng 6". Hiện tại, toàn bộ số sách đang xếp trong kho của văn phòng.

Ông Bình cũng cho biết, bên cạnh việc tổ chức sắp xếp số sách hiện có, thư viện cũng đã mua mới hệ thống máy tính để phục vụ việc đọc sách điện tử qua hệ thống số hóa của Thư viện Quốc gia. Ông Nguyễn Thái Bình đã cung cấp số liệu xuất nhập sách mới, số người đọc, mượn... từ năm 2012 đến năm 2015 thể hiện việc thư viện đang hoạt động bình thường.

Số liệu của các năm 2016, 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 chưa có vì "chưa kịp trích xuất" từ sổ sách. Ông Bình cũng chưa cung cấp được số liệu về ngân sách cấp để mua sách bổ sung cho thư viện trong thời gian qua.

Trong khi đó, trang cuối cùng của "Sổ theo dõi mượn sách" của thư viện dừng lại ở tháng 7/2017.

Liên lạc với chủ nhân của facebook "Thanh Tường", người này cho biết, do anh đi bằng ô tô nên chỉ kịp chụp duy nhất một tấm ảnh về thùng carton trên vỉa hè.

Liên quan đến thông tin trên facebook, sau hàng trăm comment và chia sẻ, đến cuối buổi sáng nay, hình ảnh đã được ẩn khỏi mạng xã hội facebook.

Ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ: Cán bộ văn phòng Bộ Văn hóa luôn nêu cao tinh thần, văn hóa đọc. Đối với sự việc này Văn phòng Bộ sẽ có văn bản báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, sau đó sẽ có các xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

Tử Hưng

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa