(CLO) Năm 2019 khép lại với những tiêu điểm chính trị nổi bật, trong đó những gam màu tươi sáng vẫn là xu thế chủ đạo, để chúng ta bước vào năm mới 2020 với niềm tin và hy vọng mới. Báo Điện tử congluan.vn xin điểm lại những sự kiện chính trị nổi bật trong năm vừa qua.
1. Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực:
Ngày 23/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 205-QĐ/TW quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền nêu rõ quy định đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị; quy định đối với thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị; quy định đối với người đứng đầu…
Quy định chỉ ra cụ thể 6 hành vi chạy chức, chạy quyền, 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chống chạy chức, chạy quyền; quy định xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho hành vi chạy chức, chạy quyền.
Việc ban hành Quy định số 205-QĐ/TW cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và được kỳ vọng sẽ ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tha hóa, tham nhũng quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ; góp phần thiết thực vào việc thực hiện thành công Chiến lược cán bộ của Đảng.
2. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai:
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được tổ chức tại Khách sạn Metropole tại Hà Nội, Việt Nam, vào ngày 27 và 28/2/2019. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ, sau cuộc gặp đầu tiên vào năm 2018 tại Singapore.
Việc chọn Hà Nội là địa điểm tổ chức cuộc gặp đã cho thấy cả Mỹ và Triều Tiên đều đánh giá Việt Nam là đối tác tin cậy và tin tưởng Việt Nam sẽ tạo ra môi trường an toàn, công bằng, thân thiện cho cuộc đối thoại giữa hai bên.
Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội đã tạo một dấu mốc lịch sử về vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam, cho thấy Việt Nam đang góp phần vào tiến trình giải quyết một trong những cuộc đối đầu vào loại căng thẳng, gay go, phức tạp nhất trên thế giới. Một lần nữa, Việt Nam đã khẳng định vị thế và vai trò của một đất nước luôn là đối tác tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
3. Hiệp định CPTPP có hiệu lực:
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019.
Việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP, thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm tranh thủ thời cơ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
4. Việt Nam và EU ký EVFTA:
Ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sau nhiều năm đàm phán.
EVFTA mang lại những cơ hội lớn về phát triển thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) khi EU là một trong những nền kinh tế “mở” nhất trên thế giới và cũng là một trong những thị trường lớn nhất thế giới với dân số khoảng 513 triệu người.
EVFTA và EVIPA được giới chuyên môn đánh giá là bản Hiệp định lịch sử và được trông đợi sau gần 10 năm nỗ lực đàm phán. EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do “tham vọng nhất từ trước tới nay” mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển, trong đó sẽ xóa gần 99% thuế quan giữa EU và Việt Nam.
5. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc:
Ngày 7/6/2019, tại trụ sở Liên Hợp quốc ở thành phố New York của Mỹ, 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu cho Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Trong khi đó, con số tối thiểu để giành chiến thắng chỉ cần trên 129 phiếu. Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, sau khi đã trúng cử nhiệm kỳ 2008 - 2009.
6. Tích cực chuẩn bị, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng:
Ngày 30/5/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ được tổ chức trong năm 2020; là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Việc chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ.
Trong năm 2019, công tác quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW đang được các cấp uỷ, địa phương tích cực thực hiện. Các tổ chức Đảng đã triển khai thực hiện theo lộ trình thời gian đúng quy định, linh hoạt vào thực tiễn.
Đặc biệt, công tác nhân sự được quán triệt phải bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng quy định; kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội chính trị; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”…
7. Hai kỳ họp Quốc hội với nhiều quyết sách quan trọng:
Hai kỳ họp Quốc hội trong năm 2019 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, trong đó phải kể đến Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Bộ Luật Lao động bởi những quy định mới sẽ tác động rất sâu rộng đến toàn xã hội.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện…) khi có nồng độ cồn trong người.
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với quy định rất đáng chú ý là sẽ tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ. Đồng thời tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ thay vì 30 giờ và cụ thể hơn các trường hợp được làm thêm tới 300 giờ/năm như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản; cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước…
Theo đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Bộ luật Lao động mới phù hợp hơn với các quyền lao động cơ bản phổ quát và giúp người lao động hưởng lợi công bằng từ tăng trưởng kinh tế.
8. “Lò” chống tham nhũng tiếp tục nóng:
Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo, làm nhiều lần, làm tích cực từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt. Các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý rất kiên quyết, nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kể cả đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp; tướng lĩnh, sĩ quan trong công an, quân đội…
Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn mà có nhiều cán bộ cao cấp, từ cả đương chức tới nghỉ hưu vẫn có thể bị kỷ luật, xử lý như trong thời gian vừa qua. Điều đó đã cho thấy, không có “vùng cấm”, trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, mà người đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Và kết quả to lớn nhất có thể nhìn thấy được, chính là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân - khối sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
9. Khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia:
Ngày 12/3/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương... đã thực hiện nghi thức khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia. Việc khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia là minh chứng thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua.
Sau 9 tháng chuẩn bị, ngày 9/12/2019, Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến chính thức được khai trương.
Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố. Đối với 4 địa phương đã tích hợp trong năm 2019 cung cấp thêm một số dịch vụ công như đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế, đăng ký khai sinh…
Trong quý I/2020, các Bộ, ngành, địa phương sẽ tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế cá nhân, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, thu phạt vi phạm giao thông đường bộ…
10. Tình hình biển Đông diễn biến rất phức tạp:
Năm 2019 xảy ra việc tàu Hải Dương Địa chất 8 và các tàu hộ tống liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao.
Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.
Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.