(CLO) Chiều 27/12, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thông tấn báo chí cho ý kiến và tổ chức bình chọn 10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi lễ.
Cùng dự có: Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí trong nước.
Đây là hoạt động thường niên vào cuối năm nhằm tổng kết các hoạt động tiêu biểu của Quốc hội đã hoàn thành trong năm qua và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới. Qua đó góp phần tuyên truyền sâu rộng vị thế, hình ảnh, hoạt động của Quốc hội tới cử tri và Nhân dân cả nước cùng bạn bè quốc tế.
Tại buổi lễ, sau khi nghe Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà trình bày dự kiến đề xuất các sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2022, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đã lựa chọn được 10 sự kiện tiêu biểu.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu.
Theo đó, 10 sự kiện gồm:
1. Tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ nhất thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và nhiều vấn đề quan trọng quốc gia. Việc triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV được coi là quyết định lịch sử của Quốc hội Việt Nam trong 76 năm qua, khẳng định bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, khẳng định Quốc hội luôn nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích Nhân dân. Kỳ họp bất thường đầu tiên của Quốc hội thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ, cải cách, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và tín nhiệm của quốc gia.
2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo hướng phát huy dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiệu quả. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị nhiều cải tiến để vận hành hoạt động của Quốc hội. Trong đó, Nghị quyết số 71/2022/QH15 ban hành Nội quy kỳ họp về công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp, các quy định tăng cường thực hành dân chủ, bảo đảm pháp quyền, chuyên nghiệp và tinh thần chủ động của Quốc hội; phân định rõ thẩm quyền, đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia kỳ họp Quốc hội. Nghị quyết số 29/2022/UBTVQH15 ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi) góp phần tiếp tục hoàn thiện quy định về quy trình, thủ tục thực hiện thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh đưa ra ý kiến về việc bình chọn các sự kiện tại buổi lễ.
3. Công tác dân nguyện trở thành chương trình nghị sự hàng tháng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày càng đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri, Nhân dân. Trên cơ sở báo cáo và thảo luận, xem xét báo cáo công tác dân nguyện, UBTVQH đã thường xuyên nắm tình hình, giám sát và chỉ đạo, kiến nghị giải quyết kịp thời những vấn đề nóng, có tính thời sự và các vụ việc cụ thể; qua đó, nhiều kiến nghị của cử tri và Nhân dân, một số vụ việc phức tạp, kéo dài đã được các cơ quan giải quyết dứt điểm, tạo sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành, bước đầu đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng của cử trị và Nhân dân.
4. Khởi dựng các diễn đàn thường niên về Kinh tế - Xã hội và Văn hóa. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan xây dựng, củng cố cơ sở khoa học để triển khai nhiệm vụ trung tâm về phát triển kinh tế- xã hội, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần theo yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII Theo đó, Diễn đàn Kinh tế- Xã hội Việt Nam năm 2022 "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" và Hội thảo Văn hóa năm 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá” đã thu hút sự quan tâm của hệ thống chính trị, giới chuyên gia, cử tri và Nhân dân cá nước.
5. Lần đầu tiên ban hành Bộ nhận diện Quốc hội Việt Nam và Bộ nhận diện Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Việc xây dựng Bộ Nhận diện Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sự hiện diện của Quốc hội với cử tri và Nhân dân, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh, vai trò của Quốc hội trong hệ thống chính trị và hợp tác Nghị viện các nước trên thế giới.
Toàn cảnh buổi lễ.
6. Hoạt động ngoại giao nghị viện sôi nổi, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; lần đầu tiên thiết lập cơ chế hợp tác Quốc hội ba nước Campuchia- Lào - Việt Nam, song hành với quan hệ trên kênh Đảng và Chính phủ. Năm 2022, ngoại giao nghị viện song phương và đa phương của Quốc hội đã diễn ra trực tiếp, sôi nổi với các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Trọng tâm và nổi bật trong hoạt động đối ngoại song phương là các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức 7 nước, gồm các nước láng giềng, các đối tác quan trọng ở trong khu vực và trên thế giới, tham dự Đại hội đồng AIPA43.
7. Thông qua chủ trương đầu tư 06 dự án giao thông quan trọng quốc gia với tổng mức đầu tư gần 360.000 tỷ đồng. Các dự án giao thông quan trọng quốc gia gồm: Dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025, dự án đường cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuật, dự án đường cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng, dự án cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chính thức được xem xét, thảo luận trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội; UBTVQH ban hành Nghị quyết lấy ý kiến Nhân dân về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa trong quản triệt các chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách đất đai, kế thừa các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng dẫn để tiếp thu, xây dựng dự thảo, trình Quốc hội thảo luận lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4. Nhằm phát huy dân chủ, khai thác tối đa trí tuệ của cử tri, Nhân dân cả nước đối với hoàn thiện dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 18. Việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành từ ngày 03/01 đến hết ngày 15/03/2023.
Các đại biểu dự buổi lễ.
9. Đổi mới hoạt động giám sát ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri, Nhân dân. Năm 2022, thể chế giám sát của Quốc hội không ngừng được hoàn thiện. cách thức tổ chức thực hiện ngày càng được cải tiến, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân. Việc tổ chức giám sát được thực hiện bài bản, có sự tham gia của các Tổ giám sát nhằm thu thập thông tin trước khi Trưởng đoàn giám sát triển khai nhiệm vụ, giúp củng cố số liệu, thực trạng nội dung giám sát.
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường vai trò hướng dẫn và giám sát hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện các quy định của pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 03 miền Bắc- Trung- Nam trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, tập trung đánh giá những thuận lợi, ưu điểm, kết quả nổi bật, những kinh nghiệm quý trong các lĩnh vực hoạt động của HĐND; phát huy hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Hội đồng nhân dân và góp phần tăng cường sự chỉ đạo, trách nhiệm dẫn, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như sự gắn kết giữa các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân các cấp.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,