(CLO) Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 1 đến 9/11/2024 với sự tham gia của 11 nhà hát, đơn vị nghệ thuật, cùng với 11 vở diễn sân khấu.
Liên hoan do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, là hoạt động văn hóa nghệ thuật quy mô nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Nguyễn Đăng Chương cho biết, Liên hoan đã bước vào mùa thứ 6, với tên gọi trước là Liên hoan Sân khấu Thủ đô. Liên hoan năm nay có sự mở rộng, quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp ở Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang và các địa phương lân cận.
Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam Nguyễn Đăng Chương phát biểu tại họp báo. Ảnh: Cẩm Tú
Ông Nguyễn Đăng Chương cho biết thêm, sẽ có 11 đơn vị nghệ thuật với 11 vở diễn tham dự Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024, bao gồm: Nhà hát Kịch Hà Nội (vở Khoảng trống), Nhà hát Cải lương Việt Nam (vở Cánh cửa khép hờ), Nhà hát Chèo Hải phòng (vở Hồ Xuân Hương), Nhà hát Chèo Bắc Giang (vở Sóng ven đô), Nhà hát Chèo Quân đội (vở Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Nhà hát Múa rối Thăng Long (vở Hoàng đế cờ lau), Nhà hát Tuổi trẻ (vở Ông không phải là bố tôi), Nhà hát Múa rối Việt Nam (vở Hoàng thành Thăng Long), Nhà hát Cải lương Hà Nội (vở Lý Thường Kiệt), Nhà hát Chèo Hà Nội (vở Người hát ả đào), Sân khấu Lucteam (vở Lộ hàng).
Mỗi tác phẩm có thời lượng từ 90 phút đến không quá 150 phút. Riêng với nghệ thuật xiếc và múa rối, Ban tổ chức sẽ xem xét cụ thể thời lượng của từng tác phẩm. Các tác phẩm phải đáp ứng tiêu chí chưa từng tham dự các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức.
Các tác phẩm dự liên hoan phải có chủ đề, tư tưởng, nội dung rõ ràng; phản ánh sinh động mọi mặt đời sống xã hội, đất nước, con người Việt Nam. Ban tổ chức khuyến khích tác phẩm có nội dung gắn với địa danh, lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội; đề cao cái đẹp, các giá trị nhân văn; lên án cái xấu, cái ác, sự thấp hèn, có tác động tích cực đến đời sống xã hội, thể hiện rõ các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ…
Bên cạnh đó, tác phẩm cũng cần thể hiện sự hấp dẫn, mang tính dự báo; có bố cục, kết cấu chặt chẽ với nhiều tìm tòi sáng tạo mới lạ, hiệu quả trong phương pháp nghệ thuật, hình thức thể hiện; giữ được những đặc trưng cơ bản của loại hình nghệ thuật.
Ông Nguyễn Đăng Chương cũng lý giải việc chỉ có 11 tác phẩm sân khấu dự thi năm nay, đó là do có nhiều liên hoan sân khấu khác đều diễn ra trong năm, vì thế các đơn vị phải dồn lực để tập trung tham dự các liên hoan phù hợp. Tuy nhiên, điều đáng mừng là các vở diễn tham dự Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 đều là những vở diễn mới được dàn dựng, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thú vị cho người yêu sân khấu.
Ban tổ chức dự kiến sẽ trao bằng chứng nhận kèm tiền thưởng cho các vở diễn, diễn viên đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, và Giải Xuất sắc (nếu có) cho các thành phần sáng tạo (tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, biên đạo múa).
Vở cải lương “Cánh cửa khép hờ” (Nhà hát Cải lương Việt Nam) tham gia Liên hoan. Ảnh: toquoc
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Sở và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ có kế hoạch chuyển vé mời sớm cho các đơn vị nghệ thuật để gửi tới khán giả yêu sân khấu, đồng thời dành một lượng vé cho các học viên, sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo sân khấu để các em học hỏi, tìm hiểu thực tế, nâng cao kỹ năng sáng tạo, biểu diễn.
Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 là dịp quảng bá, nâng cao giá trị văn hóa nghệ thuật Thủ đô, góp phần giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang ngàn năm văn hiến, của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội trong suốt chặng đường đấu tranh, xây dựng và phát triển Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình.
Đây cũng là cơ hội để các đơn vị nghệ thuật giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật để định hướng sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu chất lượng cao phục vụ nhân dân Thủ đô và khán giả cả nước.
(CLO) Tại lễ hội phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hơn 50 nghệ nhân từ Chi hội Phở Vân Cù đã chuẩn bị khoảng 6.000 bát phở, mang đến cơ hội thưởng thức phở chính gốc cho hàng nghìn du khách thập phương.
(CLO) Sáng 07/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại Đền Hùng.
(CLO) Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu thi công xây dựng công trình, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức đầu tư công".
(CLO) Trung tâm Tư vấn khoa học và công nghệ cầu đường cảng vừa đăng tải thông báo mời thầu cho 5 gói thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP HCM.
(CLO) Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật tạm thời tại khu vực cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), trong đó đáng chú ý là việc giới hạn tốc độ tối đa xuống 40 km/h và gia cố mố cầu bằng ván gỗ.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (7 - 9/4), do ảnh hưởng không khí lạnh yếu, lệch đông nên xuất hiện mưa rào, sau đó chuyển mưa phùn, sương mù, nồm ẩm.
(CLO) Thấy bạn rơi xuống hố nước, bé Nam Phong, gần 3 tuổi, “nói chưa sõi” nhưng đã nhanh trí chạy vào nhà kêu cứu. Sau đó người lớn chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) Nhật Bản đang tăng tốc trong hành trình trở thành điểm đến hàng đầu thế giới khi đặt mục tiêu đón 60 triệu lượt khách quốc tế và đạt mức chi tiêu du lịch 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.