13 thí sinh vào chung khảo cuộc thi “Tài năng trẻ Biên đạo Múa toàn quốc 2019”

Thứ ba, 09/07/2019 11:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vòng sơ khảo "Cuộc thi Tài năng trẻ Biên đạo Múa toàn quốc 2019" đã vừa đồng thời diễn ra ở cả hai khu vực phía Nam và phía Bắc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Tổ chức đã lựa chọn 13/26 thí sinh vào Vòng chung khảo.

Cuộc thi do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Vòng sơ khảo cuộc thi được tổ chức tại 2 địa điểm: Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội và Trường Trung cấp Múa TP. Hồ Chí Minh, số 155 Bis Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

BTC tặng hoa cho các thí sinh tham dự Cuộc thi. Ảnh: toquoc.vn

BTC tặng hoa cho các thí sinh tham dự Cuộc thi. Ảnh: toquoc.vn

Hội đồng giám khảo Vòng Sơ khảo gồm các thành viên là các Biên đạo múa, nhà quản lý, nhà lý luận phê bình có trình độ và uy tín trên cả nước về lĩnh vực ngành: NSND Lê Ngọc Cường, NSND Nguyễn Hữu Từ, NSƯT Lê Khánh Toàn (Giám khảo khu vực phía Nam); NSND Phạm Anh Phương, NSND Lữ Kiều Lê, NSƯT Trần Ly Ly (Giám khảo khu vực phía Bắc).

Tác phẩm tham dự cuộc thi phong phú về đề tài, thể loại; nổi bật là nhiều tác phẩm kết hợp giữa ngôn ngữ múa đương đại với các điệu múa truyền thống, múa của đồng bào dân tộc ít người mang tới màu sắc mới cho cuộc thi.

Sau hai buổi thi, Hội đồng giám khảo đã làm việc hết sức công tâm, minh bạch và lựa chọn 13/26 thí sinh vào Vòng Chung khảo, trong đó có 5/10 thí sinh khu vực phía Nam và 8/16 thí sinh khu vực phía Bắc.

Các thí sinh khu vực phía Bắc: Tạ Xuân Chiến (Học viện Múa Việt Nam) với tác phẩm: “Đồng nát”; Đỗ Duy Đức (Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội – Đoàn Văn công Quân khu 3) với tác phẩm: “Dệt sợi tình”; Phạm Đắc Hải (Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn) với tác phẩm: “Khúc Nguyệt cầm”; Nguyễn Vũ Khánh (Công ty TNHH UNISON Hà Nội) với tác phẩm: “Những mối quan hệ”; Nguyễn Phương Linh (Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam) với tác phẩm: “Gánh”; Tống Mai Len (Học viện Múa Việt Nam) với tác phẩm: “Người cùng khổ”; Hoàng Thị Nguyệt (Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La) với tác phẩm: “Say khèn”; Nguyễn Hải Trường (Học viện Múa Việt Nam) với tác phẩm: “Côn Đảo - ngày trở về”.

Tác phẩm dự thi “Dệt sợi tình” của thí sinh Đỗ Duy Đức. Ảnh: qdnd.vn

Tác phẩm dự thi “Dệt sợi tình” của thí sinh Đỗ Duy Đức. Ảnh: qdnd.vn

Các thí sinh khu vực phía Nam: Hà Thanh Hậu (Trường Trung cấp Múa thành phố Hồ Chí Minh) với tác phẩm: “Rào giậu”; Phan Vũ Lợi (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San – Gia Lai) với tác phẩm: “Mộ đêm”; Nguyễn Thiện Nhất (Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh An Giang) với tác phẩm: “Neak Tà”; Phạm Minh Tuấn (Trường Trung cấp Múa thành phố Hồ Chí Minh) với tác phẩm: “Mạch sống”, Nguyễn Thành Phát (Đoàn Văn công Quân khu 7) với tác phẩm: Hợp tử.

Vòng Chung kết, trao giải và Lễ Bế mạc sẽ diễn ra vào các ngày từ 14 – 16/7/2019 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.

P.V

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa