16 năm chờ đợi tái định cư bỗng dưng trở thành người chiếm đất?

Thứ tư, 08/06/2022 19:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Suốt 16 năm chờ đợi ý kiến chỉ đạo của TP.HCM về việc tái định cư, gia đình ông Quách Vĩnh Tạo bất ngờ khi nhận văn bản của UBND quận Bình Tân cho rằng họ chiếm dụng đất.

16 năm chờ đợp một ý kiến chỉ đạo

Ông Quách Vĩnh Tạo (56 tuổi, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM) vừa có đơn kêu cứu gửi báo Nhà báo & Công luận về việc ngôi nhà trên nền đất khu tái định cư Lý Chiêu Hoàng đã bị cơ quan chức năng quận Bình Tân ra quyết định cưỡng chế, dự kiến diễn ra vào ngày 9/6 sắp tới. Lý do của việc này là do cơ quan chức năng quận Bình Tân cho rằng gia đình ông Tạo đã chiếm dụng nền đất này và ngôi nhà tạm trên đất là xây dựng không phép.

16 nam cho doi tai dinh cu bong dung tro thanh nguoi chiem dat hinh 1

Ông Quách Vĩnh Toại trong căn nhà tạm trên nền đất tái định cư K1 khu dân cư Lý Chiêu Hoàng. Ảnh: Lê Giang.

Theo ông Tạo, để phục vụ dự án đại lộ Đông Tây (nay là đại lộ Mai Chí Thọ và đại lộ Võ Văn Kiệt), gia đình bà Nguyễn Ánh Hồng (mẹ ông Tạo, đã mất năm 2009, hiện do ông Tạo thừa kế) đã bàn giao 186m2 đất nông nghiệp và chấp nhận nhận suất tái định cư.

Năm 2001, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 3 có Bảng chiết tính số 139/ĐB/99/LCH ngày 27/3/1999 thỏa thuận bố trí tái định cư cho 44 hộ dân (trong đó có hộ bà Hồng) gồm 34 hộ nhận nền nhà và 10 hộ nhận chung cư.

Việc giao nền cho 44 hộ dân này dựa trên “Danh sách các hộ dân bố trí nền tái định cư và căn hộ chung cư” do Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận Bình Tân lập ngày 1/5/2006. Trong đó, về điều kiện pháp lý tái định cư, danh sách này xác nhận hộ bà Hồng "đủ" điều kiện.

Thời điểm bốc thăm và nhận đất, gia đình bà Hồng được nhận nền đất ký hiệu K1 rộng 43,2m2 (trên sơ đồ bàn giao thì nền K1 rộng 47,5m2) và sau đó được thể hiện trên sơ đồ giao nền đất fo Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP đóng dấu xác nhận. 

Tuy nhiên đến tháng 10/2006, Hội đồng Thẩm định Bồi thường TP.HCM chỉ thống nhất bố trí tái định cư cho 43 hộ, còn hộ bà Hồng không giải quyết tái định cư với lý do đất thu hồi của gia đình bà là đất nông nghiệp.

Đến cuộc họp ngày 31/10/2006 giữa ông Nguyễn Minh Dũng - Giám đốc Sở Xây dựng kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo tái định cư TP.HCM với UBND Quận Bình Tân, ông Dũng có ý kiến không hồi tố về chính sách tái định cư đối với các dự án cũ kéo dài.

Vấn đề này, ngày 2/11/2006, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân có văn bản 1320/BBT gửi Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân thời điểm đó là ông Huỳnh Văn Chính đề nghị bảo lưu giải quyết tái định cư đối với hộ bà Hồng. Bên cạnh đó, Ban Bồi thường đề nghị UBND quận Bình Tân kiến nghị UBND TP.HCM, Hội đồng Thẩm định Bồi thường TP.HCM giữ nguyên việc bố trí tái định cư cho hộ bà Hồng.

Gần một tuần sau đề nghị của Ban Bồi thường, ông Chính ban hành văn bản số 990/UBND ngày 8/11/2006 gửi Phó chủ tịch UBND TP.HCM thời điểm đó là ông Nguyễn Văn Đua, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Minh Dũng và Hội đồng Thẩm định Bồi thường TP.HCM.

Đến ngày 10/5/2007, ông Chính tiếp tục có văn bản số 561/UBND gửi Phó chủ tịch UBND TP.HCM thời điểm này là ông Nguyễn Hữu Tín và cơ quan liên quan để xin ý kiến chỉ đạo chính thức.

16 nam cho doi tai dinh cu bong dung tro thanh nguoi chiem dat hinh 2

Suốt 16 năm nhận nền đất K1 nhưng gia đình ông Toại chưa thể xây dựng được căn nhà đàng hoàng để ở, nay sắp bị cơ quan chức năng quận Bình Tân cưỡng chế nhà tạm, thu hồi nền đất. Ảnh: Lê Giang.

Trong đó các văn bản này, lãnh đạo quận Bình Tân cho rằng thực hiện tinh thần cuộc họp ngày 31/10/2006 nêu trên, UBND quận Bình Tân kiến nghị UBND TP.HCM, Sở Xây dựng và Hội đồng Thẩm định Bồi thường TP.HCM chấp thuận bố trí tái định cư theo thỏa thuận trước đây giữa Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 3 và Ban Chỉ đạo đền bù di dời.

“Đến nay đã 16 năm gia đình chúng tôi chờ đợi ý kiến chỉ đạo nhưng không hề có thông tin gì cả. Mẹ tôi qua đời năm 2009 mà vẫn không biết được mảnh đất chúng tôi được tái định cư có câu trả lời ra sao”, người đàn ông 56 tuổi buồn nói.

Bỗng dưng thành người chiếm dụng đất?

Để giải quyết chỗ ở, gia đình ông Tạo xây dựng một ngôi nhà tạm trên nền đất K1 bằng kết cấu khung sắt, mái tôn vào năm 2017. Đến đầu năm 2022, nhận thấy ngôi nhà tạm xuống cấp, gia đình ông đến cơ quan chức năng xin giấy phép xây dựng thì tá hỏa biết rằng nền đất này đang còn thiếu rất nhiều giấy tờ chứng minh nguồn gốc nên không được cấp phép.

Để tìm câu trả lời về “số phận” nền đất K1 mà gia đình mình đã sử dụng nhiều năm qua, ông Tạo làm đơn kiến nghị gửi UBND quận Bình Tân về việc bố trí tái định cư dự án Đại lộ Đông Tây.

Trả lời công dân, UBND quận Bình Tân ra văn bản số 2008/UBND ngày 2/6/2022 do Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân là ông Vũ Chí Kiên ký, giải thích rằng, gia đình ông Tạo tuy khẳng định nền đất trên được bố trí tái định cư cho gia đình ông nhưng gia đình lại không cung cấp được hồ sơ pháp lý liên quan đến việc bố trí nền đất tái định cư.

16 nam cho doi tai dinh cu bong dung tro thanh nguoi chiem dat hinh 3

Văn bản của UBND quận Bình Tân khẳng định gia đình ông Toại chiếm dụng nền đất K1. Ảnh: Lê Giang.

Qua trích lục hồ sơ lưu trữ tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận, chỉ có Bảng chiết tính đền bù và danh sách bố trí tái định cư tại khu dân cư Lý Chiêu Hoàng có tên bà Hồng được bố trí 1 nền đất nhưng không nêu rõ mã số nền đất, không có biên bản bàn giao nền đất, không có phiếu nộp tiền mua đất nên không xác định được pháp lý về bố trí tái định cư tại nền đất này.

Bên cạnh đó, khi tiếp nhận các nền đất chưa bố trí tái định cư từ chủ đầu tư thì chủ đầu tư dự án và Sở Xây dựng xác định nền đất K1 là nền đất trống trong số 115 nền đất chưa sử dụng, bàn giao cho quận Bình Tân bố trí tái định cư.

Với những căn cứ như này, UBND quận Bình Tân khẳng định nền đất K1 là do gia đình ông Tạo chiếm dụng và không có cơ sở để giải quyết bố trí tái định cư cho gia đình ông. Do vậy, UBND quận Bình Tân giao UBND phường An Lạc vận động gia đình ông Tạo tháo dỡ nhà tạm, trả lại khu đất để bố trí tái định cư cho dự án khác và đã ra quyết định cưỡng chế.

Luật sư Nguyễn Kiếm Khách - Đoàn luật sư TP.HCM nhận định, vấn đề UBND quận Bình Tân cho rằng nền đất được giao trong Bảng chiết tính không nêu mã số là nhận định không chính xác.

Luật sư lý giải, Bảng chiết tính có xác nhận - đóng dấu của 5 bên liên quan, danh sách các hộ được tái định cư có xác nhận - đóng dấu của Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân đã xác định rõ gia đình ông Tạo đủ điều kiện nhận nền tái định cư.

Trong sơ đồ bàn giao đính kèm danh sách nêu trên có xác nhận của Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM, nền đất K1 được thể hiện diện tích 47,5 m2 khu tái định cư Lý Chiêu Hoàng. Do vậy, việc quận Bình Tân cho rằng vấn đền "không nêu rõ mã số nền đất" là không chính xác.

Còn việc không có biên bản bàn giao nền đất, không có phiếu nộp tiền mua đất tái định cư, luật sư Khách khẳng định đây là do lỗi của Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận Bình Tân. Cơ quan này đã giao đất nhưng không giao quyết định cấp nền đất tái định cư bố trí cho gia đình ông Tạo nên gia đình không có cơ sở để thực hiện nghĩa vụ nộp tiền theo quy định.

Bên cạnh đó, từ năm 2006, gia đình ông Tạo đã nhận nền đất K1 và năm 2017 làm nhà tạm cư trú, nếu không được sự chấp thuận và bàn giao của các cơ quan chức năng thì làm sao gia đình ông này thực hiện được. Việc UBND quận Bình Tân cho rằng gia đình ông Tạo chiếm dụng nền đất K1 là không chính xác.

“Chính quyền địa phương cần nhanh chóng vào cuộc, sớm có câu trả lời cho người dân về việc tái định cư này để họ có thể ổn định cuộc sống đã bị ảnh hưởng quyền lợi suốt 16 năm qua”.

Hiện nay, gia đình ông Tạo đề nghị cơ quan chức năng quận Bình Tân xem xét đình chỉ việc cưỡng chế buộc tháo dỡ công trình nhà tạm trong khi chờ đợi kết quả giải quyết việc bố trí nền tái định cư theo đề nghị của UBND quận Bình Tân tại công văn số 990/UBND ngày 8/11/2006 mà đến nay vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo TP.HCM.

Lê Giang

Bình Luận

Tin khác

Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

(CLO) Đây là khu đất vàng nằm trên trục đường chính Hoàng Liên ở phía bắc thành phố Lào Cai vốn là nơi có 4 trụ sở cũ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai,Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai và Trường Mầm non Hoa Hồng.

Bất động sản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

(CLO) Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Phát triển thị trường bất động sản du lịch cũng là cơ hội khai thác và sử dụng đất đai một cách hiệu quả khi biến những vùng đất hoang sơ chưa có giá trị thành những vùng đất có giá trị kinh tế cao.

Bất động sản
Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

(CLO) Trong đợt đấu giá này, 217 lô đất tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ được đưa ra đấu giá.

Bất động sản
Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chấp thuận cho UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển mục đích sử dụng 50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Xây Đá B mới tại huyện Châu Thành.

Bất động sản
Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

(CLO) Thị trường hiện nay có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có đất khác không phải là đất ở. Do đó, họ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên đất của chính mình.

Bất động sản