16,6 triệu tài khoản ngân hàng được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu của Bộ Công an

Thứ năm, 04/07/2024 13:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, tính đến 17h ngày 3/7 đã có 16,6 triệu tài khoản ngân hàng được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu của Bộ Công an nhằm loại bỏ những tài khoản giả mạo không chính chủ, được lập bằng giấy tờ giả...

Tại Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng”, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Trong ngày đầu Quyết định số 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực (1/7/2024), số lượng giao dịch tại các ngân hàng tăng từ 10 - 20 lần so với ngày bình thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao dịch tại một số ngân hàng.

Tuy nhiên, sang ngày 2 - 3/7 thì các giao dịch cơ bản được thông suốt. Cũng theo ông Dũng, tính đến 17h ngày 3/7 đã có 16,6 triệu tài khoản ngân hàng được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu của Bộ Công an nhằm loại bỏ những tài khoản giả mạo không chính chủ, được lập bằng giấy tờ giả... 

Con số 16,6 triệu này tương ứng số tài khoản ngành ngân hàng mở cho khách hàng trong 1 năm hoạt động hiệu quả nhất. 

166 trieu tai khoan ngan hang duoc kiem tra doi chieu voi du lieu cua bo cong an hinh 1

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ các thông tin về xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền qua ngân hàng.

Trước đó, ngày 18/12/2023, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hang, có hiệu lực từ 1/7/2024.

Theo quyết định này, từ 1/7, các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác thực sinh trắc học. Việc triển khai quyết định này góp phần bảo đảm các giao dịch thanh toán trực tuyến chỉ được thực hiện bởi chính chủ tài khoản, qua đó sẽ nâng cao an ninh, an toàn, bảo mật cho các giao dịch thanh toán trực tuyến, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong giao dịch thanh toán trực tuyến, cũng như phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử sử dụng cho mục đích bất hợp pháp. 

Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trước nguy cơ bị tấn công mạng, chiếm đoạt tiền và tài khoản ngân hàng của người dân. 

Chia sẻ tại hội thảo, ông Lưu Danh Đức - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghệ thông tin Ngân hàng SHB nhấn mạnh, để triệt để xử lý gốc rễ vấn đề lừa đảo trên mobile app thì công tác truyền thông/giáo dục tới khách hàng phải được thực hiện mạnh mẽ, đa kênh và hiệu quả hơn nữa để người dân nâng cao ý thức cảnh giác. Ngân hàng SHB cũng đề xuất sớm xây dựng quy định, quy trình, cơ chế phối hợp giữa Bộ Công an, NHNN, các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán nhằm kịp thời ngăn chặn hoạt động chuyển tiền của tội phạm.

Hiện nay, SHB đang nỗ lực nhằm biến mobile app thành “thành trì” bảo vệ khách hàng bằng việc thiết kế các chức năng thông minh nhằm hiểu được hoạt động của người sừ dụng, phát hiện những hoạt động bất thường... qua đó giúp ngăn chặn những hành vi gian lận. Trên thực tế, kể từ sau dịch Covid-19, các giao dịch trên kênh số bùng nổ cũng kéo theo xu hướng tấn công nhiều hơn vào khách hàng và thiết bị của người dùng. Kẻ gian có thể dẫn dụ khách hàng bằng những cách như gửi email phising, sms, app giả mạo; lừa đảo tặng quà, voucher; lừa nâng cấp sim; mạo danh công an, tổ chức công quyền.... sau đó khách hàng bị dẫn dụ để cài đặt/cung cấp thông tin cá nhân trên mobile app.

Từ đây, hackers sẽ chuyển mobile banking app từ thiết bị của khách hàng sang thiết bị của tội phạm để thực hiện giao dịch hoặc cài đặt mã độc để chiếm quyền kiểm soát từ xa. Đặc biệt, gần đây chiêu thức lừa đảo của tội phạm còn tinh vi hơn khi sử dụng AI Deepfake. hackers sẽ thu thập hình ảnh, video, voice, thông tin cá nhân của khách hàng sau đó sử dụng AI (Deep learning) để hoán đổi khuôn mặt, tạo video deep fake hình ảnh của nạn nhân. 

Trước thực trạng này, các ngân hàng đã xây dựng hệ thống phòng thủ để ngăn ngừa tấn công mạng nhằm bảo vệ tối đa tài sản công cũng như tài sản của khách hàng trong hệ thống. Với Mobile app, ngân hàng đã liên tục cảnh báo mạnh mẽ tới khách hàng qua đa dạng kênh như báo chí, sms, push app, website, tại quầy.... về các hình thức lừa đảo và biện pháp phòng tránh. 

Cùng với xác thực sinh trắc học trên giao dịch trực tuyến, ngân hàng cũng bổ sung nhiều biện pháp khác như cài đặt hạn mức giao dịch, yêu cầu khách hàng thay đổi mật khẩu liên tục trong phạm vi 3 tháng hay tạo các rule cảnh báo hoạt động bất thường trên app… 

An Hạ

Bình Luận

Tin khác

HoSE lên tiếng về sự cố gián đoạn kết nối với công ty chứng khoán

HoSE lên tiếng về sự cố gián đoạn kết nối với công ty chứng khoán

(CLO) Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có thông tin chính thức về kết nối từ hệ thống của một số công ty chứng khoán đến hệ thống của Sở lúc 10h sáng nay. 

Tài chính - Bảo hiểm
VN-Index tăng 5 phiên liên tiếp

VN-Index tăng 5 phiên liên tiếp

(CLO) Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (5/7), chỉ số VN-Index tăng thêm hơn 3 điểm, lên trên mức 1.280 điểm. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp VN-Index tăng trong tuần này. 

Tài chính - Bảo hiểm
Xác thực sinh trắc học, không có tài khoản ngân hàng sử dụng giấy tờ giả

Xác thực sinh trắc học, không có tài khoản ngân hàng sử dụng giấy tờ giả

(CLO) "Quyết định 2345 bản chất là để làm sạch tài khoản ngân hàng, xóa các tài khoản không chính chủ. Chúng ta có thể yên tâm rằng, sẽ không có tài khoản ngân hàng sử dụng giấy tờ giả", Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nói.

Tài chính - Bảo hiểm
Xác thực sinh trắc học, một ngân hàng nghiên cứu hơn 200 mẫu điện thoại thông minh

Xác thực sinh trắc học, một ngân hàng nghiên cứu hơn 200 mẫu điện thoại thông minh

(CLO) Đại diện Techcombank cho biết, để đạt được con số ấn tượng 1 triệu người đăng ký sinh trắc học trong 2 ngày đầu tiên triển khai Quyết định 2345, ngân hàng này đã thực hiện nghiên cứu tới 200 mẫu điện thoại thông minh khác nhau, có vị trí kết nối NFC khác nhau.

Tài chính - Bảo hiểm
CC1 'đổ' nghìn tỷ cho Trị An Lake View 3 năm chưa triển khai, liệu có 'sa lầy'?

CC1 'đổ' nghìn tỷ cho Trị An Lake View 3 năm chưa triển khai, liệu có 'sa lầy'?

(CLO) Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP (Mã: CC1) đã đầu tư 1.050 tỷ cho dự án Trị An Lake View nhưng 3 năm chưa triển khai. Trong khi nợ phải trả của CC1 đã cao gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu

Tài chính - Bảo hiểm