(NB&Cl) 19.700 người chết vì đói mỗi ngày, tương đương 4 giây lại có một người chết vì đói… đó là ước tính vừa được đưa ra của hơn 200 tổ chức phi chính phủ (NGOs), trong đó có Oxfam, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Tổ chức Kế hoạch Quốc tế.
“Bất chấp những lời hứa từ các nhà lãnh đạo thế giới sẽ không bao giờ để xảy ra nạn đói trong thế kỷ 21, thế nhưng nạn đói một lần nữa sắp xảy ra ở Somalia. Trên thế giới, 50 triệu người đang đứng trước bờ vực chết đói ở 45 quốc gia”, bức thư ngỏ của NGOs gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới nhấn mạnh.
Nghèo đói, khủng hoảng lương thực chưa từng có
Cách đây 3 tháng, tại hội nghị về an ninh lương thực diễn ra vào ngày 24/6 ở Đức, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cảnh báo thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có, dẫn đến nguy cơ xảy ra nạn đói ở nhiều quốc gia trong năm nay và năm 2023.
Còn mới đây, ngày 20/9, hơn 200 tổ chức phi chính phủ cho biết ước tính 345 triệu người trên thế giới đang bị đói, nhiều gấp đôi so với năm 2019 đồng thời cảnh báo mỗi ngày thế giới có khoảng 19.700 người chết đói. “Thật là kinh khủng khi với tất cả công nghệ trong nông nghiệp và kỹ thuật thu hoạch ngày nay, chúng ta vẫn đang nói về nạn đói trong thế kỷ 21” - cảm xúc của ông Mohanna Ahmed Ali Eljabaly - Hiệp hội Chăm sóc Gia đình Yemen, có lẽ cũng là cảm xúc chung của nhiều người. Còn Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley đã chia sẻ chua chát trong cuộc họp hôm 15/9 rằng: “Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, “làn sóng nạn đói” đã biến đổi thành một cơn sóng thần”.
Trước đó, ngày 5/9, người đứng đầu Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) Martin Griffiths đã cảnh báo rằng Somalia, quốc gia bị hạn hán tàn phá, đang trên bờ vực của nạn đói.
Hồi tháng 4, các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương Nông (FAO), Quỹ Lương thực Thế giới (WFP), Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) và Quỹ Nhi đồng (UNICEF) đã ra tuyên bố cảnh báo hàng triệu người ở Somalia đang đứng trước nguy cơ đói, nêu rõ: “Somalia đang đối mặt với nạn đói kém do thiếu mưa, giá lương thực tăng cao, thiếu nguồn lực tài trợ, khiến gần 40% người dân đứng bên bờ vực chết đói”. “Chúng tôi đã bắt đầu phải lấy lương thực của người đói cho người sắp chết đói” - đại diện của WFP tại Somalia, ông El-Khidir Daloum cho biết.
Tháng 6/2022, Chương trình Lương thực Thế giới (WPF) đã đưa ra báo cáo, trong đó nhận định, Mỹ Latinh sẽ trải qua một trong những cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất từ trước đến nay dù trên thực tế khu vực này có đủ khả năng sản xuất thực phẩm cho toàn bộ dân số.
Theo báo cáo của WPF, hiện có khoảng 9,3 triệu người Mỹ Latinh đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và khoảng 13,3 triệu người khác có thể sẽ lâm vào hoàn cảnh tương tự. Còn Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) ngày 6/6/2022 thì cảnh báo tỷ lệ nghèo đói ở khu vực này sẽ lên mức 33,7%, tăng 1,6% so với năm 2021, và tỷ lệ nghèo cùng cực lên 14,9%, tăng 1,1% so với năm ngoái.
Tình hình cũng không kém phần quan ngại tại khu vực vùng Sừng châu Phi. Theo báo cáo mới nhất ngày 3/8 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã có khoảng 80 triệu người tại khu vực này, bao gồm 7 quốc gia (bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda) đang trong tình trạng mất an ninh lương thực, trong đó hơn 37,5 triệu người được xếp ở Giai đoạn 3 của IPC (Phân loại giai đoạn an ninh lương thực tích hợp của Liên Hợp quốc - công cụ được các tổ chức của Liên Hợp quốc sử dụng để đánh giá nguy cơ mất an ninh lương thực) - giai đoạn khủng hoảng mà mọi người đã bắt đầu phải bán tài sản của họ để nuôi sống bản thân và gia đình.
Còn Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc ngày 19/8 tuyên bố 22 triệu người đang có nguy cơ chết đói ở vùng Sừng châu Phi, khu vực cực đông châu Phi gồm các quốc gia Djibouti, Ethiopia, Eritrea và Somalia. “Với 4 mùa ít mưa liên tiếp, vùng Sừng châu Phi đang phải đối mặt với một trong những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất nhiều thập kỷ qua, đồng thời giá lương thực tăng cao cũng gây ra cuộc khủng hoảng an ninh lương thực nghiêm trọng ở khu vực này” - báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) lý giải. Còn WFP thì cảnh báo: “Con số này sẽ tiếp tục tăng cao và nạn đói sẽ ngày càng trầm trọng nếu mùa mưa tiếp theo không đến và những người dễ bị tổn thương nhất không nhận được cứu trợ nhân đạo”.
Cần phải hành động ngay khi vẫn còn hy vọng
“Thế giới cần phải hành động ngay để bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước nguy cơ nạn đói lan rộng ở vùng Sừng châu Phi”, Giám đốc điều hành WFP David Beasley kêu gọi.
Ông El-Khidir Daloum - Giám đốc WFP tại Somalia cũng đồng tình với câu chuyện “chạy đua với thời gian” để xử lý nạn đói khi nhấn mạnh: “Chúng ta phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo. Tình trạng suy dinh dưỡng và đói kém đang đe dọa cuộc sống của những người dễ tổn thương nhất. Chúng ta không thể đợi nạn đói xuất hiện rồi mới hành động. Đó là cuộc chạy đua với thời gian để ngăn chặn nạn đói”. Đại diện của FAO tại Somalia - ông Etienne Peterschmitt cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương hành động khi vẫn còn hy vọng ngăn được nguy cơ nạn đói lan rộng.
Tinh thần “cần làm ngay” này trước đó cũng đã là tinh thần chính của Hội nghị về an ninh lương thực thế giới của HĐBA LHQ họp hồi trung tuần tháng 5/2022. Tại đây, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã đề xuất 4 bước mà các nước có thể thực hiện để ngăn chặn xung đột và đói kém, trong đó, theo ông, điều quan trọng nhất hiện nay là chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine, kêu gọi HĐBA nỗ lực hết sức trong quyền hạn để thúc đẩy đạt ngừng bắn cũng như hòa bình ở Ukraine nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
TTK LHQ cho rằng mọi giải pháp có ý nghĩa nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực đều phải bao gồm kết nối sản xuất nông nghiệp và thực phẩm của Ukraine và sản xuất phân bón của Nga và Belarus với thị trường toàn cầu kể cả khi xung đột xảy ra, vì các nước này đều là những nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực nêu trên. Thêm vào đó, ông Guterres cũng kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ đầy đủ cho các hoạt động nhân đạo với những cơ chế hỗ trợ phát triển chính thức.
Cũng tại Hội nghị này, cho rằng thế giới đang chứng kiến “một cơn bão hoàn chỉnh” gồm xung đột, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19, làm gia tăng đói nghèo, Giám đốc WFP David Beasley cho rằng để “dẹp bão”, không còn cách nào khác là tăng sản lượng, mở lại các cảng biển ở Ukraine và giải phóng các kho trữ hàng tại nước này để ổn định thị trường và tháo gỡ khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Đó là những giải pháp căn cơ, lâu dài, còn trước mắt, viện trợ có lẽ vẫn là giải pháp khả dĩ nhất. Trên thực tế, theo một tuyên bố hồi tháng 6 của đại diện của FAO tại Somalia, ông Etienne Peterschmitt, tính đến nay, mới chỉ huy động được chưa đến 20% số tiền cần để hiện thực hóa hy vọng đó và điều này khiến hàng trăm nghìn người đứng trước nguy cơ chết đói.
Trong một báo cáo tổng quan ngày 4/7, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã hối thúc khoản hỗ trợ 93,4 triệu USD để đáp ứng nhu cầu viện trợ nhân đạo cho 3 triệu người ở 4 quốc gia vùng Sừng châu Phi bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya và Somalia. Mới đây, Văn phòng Ðiều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) kêu gọi cộng đồng quốc tế quyên góp tiền để giúp đỡ hơn 200 nghìn người Somalia đang bên bờ vực chết đói do trận hạn hán lịch sử…
Còn nhiều, nhiều nữa những lời kêu cứu khẩn thiết… nhưng dường như nhiều nguồn lực vẫn đang được các nước giàu đổ vào cho những cuộc xung đột, chiến tranh…
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.