“Tây Giang vẫn còn đang là huyện nghèo, còn nhiều khó khăn nhưng so với khi tái lập vào tháng 8/2003 thì đã có bước tiến rất dài. Hai mươi năm qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân trong Tây Giang đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân, mở hướng phát triển bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương…”, ông Nguyễn Văn Lượm - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang chia sẻ.
Đi bộ vượt rừng, gom dân
Ông Bhling Mia - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện hào hứng chia sẻ những thành tựu mà Tây Giang đạt được sau 20 năm tái lập huyện. Toàn huyện có 3/10 huyện đạt chuẩn xã nông thôn mới. Trong đó, xã Anông được công nhận đạt chuẩn vào năm 2009 là xã đầu tiên của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, 10/10 xã có đường giao thông đến trung tâm xã được nhựa hóa, 62/63 thôn có đường ôtô đến thôn, hơn 98% các khu sản xuất có đường giao thông đến nơi, hơn 96% các thôn có điện lưới quốc gia. Mạng lưới trường, lớp học, trạm y tế được phủ khắp các thôn, toàn huyện có 23 đơn vị trường học, với hơn 5.000 học sinh, số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia là 10 trường. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân hằng năm của Tây Giang là 6%, thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2018 tương đương 36 triệu đồng/người/năm.
Khu định cư làng mới ở xã Lăng
Bí thư Mia nhớ lại những ngày tháng khó khăn khi mới tái lập huyện vào năm 2003. Tất cả đều bắt đầu bằng con số 0.
“Tất cả là số 0. Lúc bấy giờ, nơi đây có hai công trình gọi “hiện đại” nhất được xây bằng gạch là Trường PTCS xã Lăng và Trạm y tế xã A Tiêng”, ông Mia nhớ lại.
Bí thư Bhling Mia cho hay vào thời điểm đó, Đảng bộ và chính quyền Tây Giang đã xác định, phải xây dựng lại làng mới, sắp xếp dân cư tập trung gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp ổn định. Phương châm mà Tây giang đặt ra là “Việc gì nơi khác đã làm mà hợp Tây Giang thì học tập làm tốt hơn. Việc gì nơi khác chưa làm mà Tây Giang có thì quyết làm và làm cho được”; “An cư mới lạc nghiệp, nơi nào có ruộng nơi đó có dân cư, không bỏ trống biên giới”.
Chính quyền huyện Tây Giang vào thời điểm đó xác định công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Việc này sẽ phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh biên giới quốc gia.
“Các tiêu chí chọn nơi lập làng mới được đặt ra và thực hiện nghiêm ngặt. Thứ nhất là vị trí được chọn nơi lập làng mới phải đảm bảo an toàn, do nhân dân chọn thông qua việc tổ chức họp xin ý kiến của các già làng, người có kinh nghiệm trong thôn. Thứ hai là nơi đặt làng mới phải phù hợp với văn hóa làng của đồng bào Cơtu, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, nhất khu vực biên giới, có quỹ đất để dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
Thứ ba là làng mới phải gần khu sản xuất, chăn nuôi được quy hoạch tập trung, từng bước chấm dứt tình trạng thả rông gia súc trong khu dân cư, tránh dịch bệnh. Thứ tư là đầu tư cho việc san ủi ban đầu tuy lớn nhưng sẽ tạo được mặt bằng rộng cho việc đầu tư các công trình dân sinh cần thiết trong khu dân cư, phát huy hiệu quả, tiết kiệm tối đa nguồn ngân sách nhà nước. Thứ năm, là ưu tiên đầu tư đối với những thôn, xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, dân đồng thuận hưởng ứng, sẽ tạo được sự lan tỏa, hưởng ứng của các thôn khác”, ông Mia nói.
Bí thư Mia cho hay thời điểm đó, lãnh đạo Đảng bộ, UBND huyện Tây Giang chia nhau đi vận động bà con lập làng. Toàn huyện có khoảng 21.400 người, gồm 14 dân tộc, trong đó bà con đồng bào dân tộc Cơtu chiếm hơn 91%; dân tộc Kinh hơn 8%; còn lại là các dân tộc khác, như: Mường, Tày, Thái, Tà ôi, Mơ nông, Cadong, Hre, Giẻ triêng, Giáy, Thổ, Hoa, Cor. Người dân chủ yếu sống du canh, du cư nên việc thuyết phục bà con định cư ở làng mới là rất khó khăn.
Toàn cảnh khu trung tâm hành chính huyện Tây Giang
“Hàng năm trời, chúng tôi kiên nhẫn đi bộ, băng rừng để gặp bà con. Chúng tôi cùng ăn, cùng ở để thuyết phục bà con từ bỏ lối sống du canh, du cư. Anh Briu Liếc, nguyên Bí thư huyện uỷ Tây Giang, được mệnh danh là Bí thư đi bộ nhiều nhất Việt Nam thì tôi cũng là người đứng thứ 2”, Bí thư Mia kể.
Thành tựu mà Tây Giang đạt được hiện nay là đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, bố trí dân cư tập trung với 115 điểm dân cư/63 thôn, với tổng diện tích 370,5ha. Bố trí nơi ở ổn định cho 4.690 hộ/19.000 khẩu (tỷ lệ đạt hơn 90% tổng số hộ trong toàn huyện) với tổng kinh phí đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đặc biệt, việc bố trí dân cư đã cho thấy sự hiệu quả trong việc phòng chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và tính mạng người dân. Trong mùa mưa bão khốc liệt giai đoạn 2020- 2022 vừa qua, rất nhiều huyện miền núi lân cận, tương đồng đều xảy ra sạt lở, có nơi sạt lở làm thiệt hại rất nhiều người và nhiều tài sản, hạ tầng,… thì các mặt bằng ở Tây Giang đều an toàn tuyệt đối, không bị sạt lở nghiêm trọng, không có thiệt hại về người, các thiệt hại khác không đáng kể.
Khôi phục, giữ vững bản sắc văn hoá Cơ tu
Huyện Tây Giang nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ, thủ phủ tỉnh Quảng Nam 190km. Dân số toàn huyện khoảng 21.400 người trong đó chủ yếu là đồng bào người Cơtu.
Ông Nguyễn Văn Lượm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang.
Ông Nguyễn Văn Lượm - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, cho hay là địa bàn có đông đồng bào người Cơ tu nên Đảng bộ, chính quyền huyện Tây Giang xác định phải giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, giữ vững bản sắc và phát huy văn hoá Cơ tu để tạo nền tảng văn hóa tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và đối ngoại trên địa bàn.
Ông Lượm cho hay văn hóa của người Cơtu gắn liền với văn hóa Làng, văn hóa cộng đồng. Làng của người Cơtu được bố trí theo hình tròn, nhà cửa được bố trí xung quanh, ở giữa là Gươl, là nơi sinh hoạt cộng đồng, giống nhà văn hóa của người kinh. Đối với đồng bào Cơtu, Gươl là nơi thiêng liêng, tập trung linh hồn sống của làng tạo nên sự bền chặt của văn hóa cộng đồng. Đây cũng là nơi mà chính quyền các cấp ở Tây Giang sử dụng làm nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Cây Pơmu cổ thụ trong rừng nguyên sinh Pơmu
Đặc biệt, Chủ tịch huyện Tây Giang cho hay tiếng nói và chữ viết Cơtu dần được khôi phục và bảo tồn, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cơtu. Nhiều bài viết, cuốn sách viết về văn hoá Cơtu được in ấn và phát hành, như: Tiếng thông dụng Cơtu-Kinh và văn hoá Làng Cơtu; Văn hoá người Cơtu; Người Cơtu ở Việt Nam; Vóc dáng Tây Giang; Từ điển Cơtu-Việt, Việt Cơtu.
Đặc biệt, cuốn sách Chữ Cơtu của tác giả Briu Liếc, nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang, đã được công nhận là đề tài khoa học cấp tỉnh. Cuốn sách hiện nay được in thành sách để giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện và các huyện lân cận đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Cơtu.
“Các giá trị văn hoá ẩm thực của người Cơtu luôn được phát huy trong dịp lễ hội với các món ăn truyền thống, như: Cơm lam, sắn lam, bánh cuốt, thịt, cá nấu trong ống nứa, các loại rượu: Cần, tr’đin, bakích, đảng sâm… có giá trị về kinh tế rất cao. Hàng năm, huyện tổ chức phục dựng Lễ hội mừng lúa mới, Hội thi điêu khắc, thi Trống chiêng tại huyện, cùng với đó là các hoạt động hát lý, nói lý của các cụ già làng, đã góp phần tích cực trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Những sáng tạo trong văn học truyền khẩu dân gian, như: Truyện cổ tích, ca dao, dân ca; nghệ thuật biểu diễn các loại nhạc cụ, nói lý, hát lý, hát giao duyên, múa Tân’tung da’dá; nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ hoa văn; lễ hội mừng lúa mới, lễ cưới, lễ tang, chữ viết Cơtu,... tiếp tục được bảo tồn và phát huy”, ông Lượm nói.
UBND huyện Tây Giang cũng đầu tư xây dựng 6 ngôi nhà Rường và 1 nhà Bảo tàng văn hóa Cơtu tại khu quảng trường trung tâm huyện.
“Đến nay, 10/10 xã thành lập Trung tâm văn hóa xã và 19 khu chơi giải trí, sân vận động xã. Toàn huyện thành lập 15 Câu lạc bộ hát giao duyên, nói lý, hát lý tại xã, thành lập 02 đội trống chiêng ở trường học, thành lập ,1 Tổ làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát. Huyện đã đầu tư khôi phục được 58/63 Gươl thôn và 7/10 Gươl xã, 11 cơ quan, đơn vị, trường học có Gươl với kiến trúc đặc sắc, đảm bảo được giá trị truyền thống”, ông Lượm cho biết.
Giữ rừng để phát triển Tây Giang
Chủ tịch UBND huyện Tây Giang nhấn mạnh trong 20 năm tái lập, xây dựng và phát triển, một trong những niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và người dân Tây Giang chính là việc giữ gìn, bảo vệ rừng.
Huyện Tây Giang hiện có diện tích rừng hơn 91.368ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 74% diện tích. Đặc biệt, Tây Giang đang có nhiều cánh rừng quý như khu rừng lim, rừng đỗ quyên, rừng Pơmu… Cụ thể, Tây Giang có tổng cộng 1.598 cây di sản Việt Nam gồm 1.146 cây Pơmu, 435 cây đỗ quyên, 16 cây đa, 1 cây dổi. Riêng rừng Lim thiết đặc hữu và rừng Ươi thuộc hai thôn: Tà’ri và Pơr’ning, xã Lăng hiện đang trong giai đoạn khảo sát, kiểm đếm, lập hồ sơ đề nghị công nhận hơn 2.000 cây Lim, 3.000 cây Ươi có độ tuổi từ 100 năm trở lên là cây Di sản Việt Nam.
Cùng với sự đa dạng của hệ thống động thực vật quý hiếm nhiều động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: Voọc chà vá chân nâu, tê tê, mang lớn được phát hiện, quản lý, bảo vệ, phát triển nghiêm ngặt.
Ông Lượm nhấn mạnh từ khi tái lập, Tây Giang xác định phương châm “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”. Ông Lượm cho hay người Cơtu quan niệm rừng gắn bó với người, người sinh ra thì rừng đã có trước, che chở, nuôi nấng con người. Chính từ cái lẽ đó nên người Cơtu rất coi trọng mọi việc làm khi động đến rừng. Việc bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn sông, suối đã kết thành một nét văn hóa riêng.
“Trong những năm qua công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành và Nhân dân chú trọng; việc phát đốt rừng già, rừng đầu nguồn, phát rừng làm rẫy, cháy rừng ít xảy ra, độ che phủ rừng ngày càng nâng lên, tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản không xảy ra”, ông Lượm cho biết.
UBND huyện Tây Giang hằng năm đều tổ chức Lễ hội Khai năm tạ ơn rừng. Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào người Cơtu Tây Giang, được tổ chức vào những ngày đầu năm mới hằng năm.
Lễ hội Khai năm Tạ ơn rừng hằng năm nhằm khôi phục và tái hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơtu, còn mang ý nghĩa rất lớn trong việc biểu dương các hành động đẹp, cũng như khuyến khích việc giữ rừng của các cộng đồng được giao khoán bảo vệ rừng. Hàng nghìn hecta rừng nguyên sinh, từ quần thể Pơmu di sản, rừng lim quý hiếm cho đến quần thể đỗ quyên được gìn giữ nguyên vẹn, xanh màu là minh chứng lớn nhất trong việc góp công bảo vệ của cộng đồng Tây Giang.
Lễ hội văn hoá dân gian Cơtu được UBND huyện Tây Giang tổ chức
Song song với đó, công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được quan tâm và chủ động theo phương châm “4 tại chỗ”. Các ngành chức năng và các địa phương thường xuyên chủ động phối hợp với Ban Nhân dân thôn, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức các đợt kiểm tra công tác phát đốt nương rẫy của các hộ gia đình, cắm bảng cấm phát đốt tại khu vực phát rẫy của các hộ gia đình gần với rừng tự nhiên. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; nạn phá rừng tự nhiên được ngăn chặn; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, môi trường sinh thái được bảo vệ tốt hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết nhờ công tác giữ rừng, bảo vệ rừng mà người dân đang ngày càng được hưởng lợi. Chỉ riêng trong năm 2022, người dân Tây Giang đã 3 lần nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tất cả các cộng đồng nhận khoán giữ rừng, trồng rừng trên địa bàn lâm phận với tổng số tiền là 12,784 tỷ đồng.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Tây Giang
UBND huyện Tây Giang đang lên kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện trong tháng 8/2023. Trong đó, UBND huyện Tây Giang tổ chức Hội thi sáng tác Biểu trưng huyện Tây Giang, phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập và 20 năm tái lập huyện Tây Giang. Ngoài ra, kế hoạch tổ chức gặp mặt nguyên cán bộ, lãnh đạo công tác tại huyện Tây Giang và nguyên Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã đã nghỉ hưu trong 20 năm qua.
Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập huyện, xây dựng Kỷ yếu và phim tài liệu “Đánh giá quá trình 20 năm xây dựng và phát triển huyện Tây Giang”. Đặc biệt, huyện Tây Giang sẽ tổ chức các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, gặp mặt các gia đình có công cách mạng, các hộ gia đình tại xã Lăng đã có công giúp đỡ huyện trong những năm đầu tái lập huyện. Ngoài ra, huyện sẽ tổ chức Hội chợ nông sản Tây Giang để kết nối những sản phẩm của người dân.
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Chỉ trong 1h đồng hồ buổi trưa, trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp ghi nhận 6 trận động đất, trong đó có đến ba trận có độ lớn 3.4 gây rung lắc mạnh vùng tâm chấn.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.