2.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp: “Phải tránh vết xe đổ của năm 2009”

Chủ nhật, 26/09/2021 06:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, việc Chính phủ nghiên cứu gói hỗ trợ lãi suất 2.000 tỷ đồng là cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm này, nhưng phải thật cẩn trọng và tránh đi theo vết xe đổ của năm 2009.

Trong hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã tác động rất mạnh tới nền kinh tế Việt Nam. Hàng chục nghìn doanh nghiệp đã và đang đứng trước nguy cơ phá sản, hàng triệu lao động có thể mất việc làm bất cứ lúc nào.

Nhằm “cấp cứu” cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, Chính phủ đã ban hành rất nhiều gói tín dụng hỗ trợ, kèm theo đó là hàng loạt quyết định giảm lãi suất, giãn nợ, hoãn nợ cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo thống kê của VNEconomy, việc toàn ngành ngân hàng giãn nợ, hoãn nợ đã lên tới 520.000 tỷ đồng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về nợ xấu.

2000 ty dong ho tro lai suat cho doanh nghiep phai tranh vet xe do cua nam 2009 hinh 1

TS Lê Xuân Nghĩa.

Trong khi đó, mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gợi ý về việc đưa ra gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất, và được giải ngân qua hệ thống ngân hàng. Trong đó, Chính phủ đã ước tính gói hỗ trợ lãi suất sẽ vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Nếu gói hỗ trợ này này được triển khai, sẽ kéo theo dư nợ tín dụng rơi vào khoảng 60.000 - 65.000 tỷ đồng.

Hiện nay, quy mô tín dụng của nền kinh tế Việt Nam khoảng 10 triệu tỷ đồng, và khoảng 1 triệu tỷ đồng đến từ cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên cân nhắc về gói hỗ trợ này.

Nhận định về gói hỗ trợ lãi suất 2.000 tỷ đồng, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế đồng ý với gói hỗ trợ này, tuy nhiên Chính phủ cần phải thật sự cẩn trọng và phải có giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro.

Phân tích rõ hơn về điều này, TS Lê Xuân Nghĩa nói, đây không phải lần đầu tiên, Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất, thông qua hệ thống ngân hàng.

Vào năm 2009, Chính phủ đã có gói hỗ trợ lãi suất, để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau cuộc đại khủng hoảng vào năm 2008. Thời điểm đó, Chính phủ hỗ trợ khá mạnh tay, mức hỗ trợ lên tới 4% - 5% lãi suất. 

“Lúc đó gói hỗ trợ này khoảng 14.000 tỷ đồng, sau có thêm gói 19.000 tỷ đồng, như vậy tổng cộng hơn 30.000 tỷ đồng”, TS Lê Xuân Nghĩa nói.

Tuy nhiên, việc Chính phủ hỗ trợ mạnh tay đã tạo ra 3 hậu quả lớn, mà cho tới ngày nay, Việt Nam vẫn đang phải khắc phục hậu quả.

Thứ nhất, việc lãi suất giảm quá mạnh, đã khiến tăng trưởng tín dụng tăng phi mã. Cụ thể, năm 2009, tăng trưởng tín dụng tăng trên 37%, sang năm 2010, tăng trưởng tín dụng dù giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao khoảng 27%

Thứ hai, việc tăng trưởng tính tăng cao, đã khiến tình trạng lạm phát tăng cao. Ví dụ, năm 2010, lạm phát tăng 9%, sang năm 2011 lạm phát tăng gấp đôi, lên ngưỡng 18,58%.

“Trong các năm 2009 - 2013, GDP Việt Nam có sự tăng trưởng khoảng 5% - 7%, tùy các năm, nhưng lạm phát lại tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy là lợi bất cập hại”, TS Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Thứ ba, việc giảm lãi suất có thể khiến tỷ giá hối đoái tăng, như vậy sẽ khiến Việt Nam thâm hụt thương mại. Trước 3 điểm mấu chốt nêu trên, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng: Nếu đồng ý với gói lãi suất 2.000 tỷ đồng, Chính phủ phải thật sự cẩn trọng.

“Tôi đồng ý với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội về gợi ý này, nhưng chúng ta cần phải thảo luận nghiêm túc, và phải có những giải pháp thật sự cẩn trọng, để tránh hậu quả giống như giai đoạn năm 2009”, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô