25% cá nước ngọt trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng

Thứ ba, 12/12/2023 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một báo cáo mới hôm 11/12 cho thấy 25% cá nước ngọt trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng, cảnh báo tác động ngày càng leo thang của biến đổi khí hậu đối với các sinh vật trên hành tinh.

Theo bản cập nhật hôm 11/12 của sách đỏ toàn cầu về các loài nguy cấp được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) công bố, 25% loài cá nước ngọt trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Số liệu này cảnh báo tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra đối với các sinh vật trên hành tinh.

25 ca nuoc ngot tren the gioi co nguy co tuyet chung hinh 1

25% trong số gần 15.000 loài cá nước ngọt được đánh giá có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: AFP

Đánh giá trên được IUCN công bố tại hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 tổ chức tại UAE do Liên hợp quốc chủ trì. Trong đó, IUCN cũng phản ánh các mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với cá hồi Đại Tây Dương, rùa xanh và cây gỗ gụ.

"Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự đa dạng sinh vật trên hành tinh, làm suy yếu khả năng của thiên nhiên trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người", Tổng Giám đốc IUCN Grethel Aguilar nhấn mạnh.

Trong số gần 15.000 loài cá nước ngọt được đánh giá, có 25% loài có nguy cơ tuyệt chủng và trong số đó ít nhất 17% đang phải gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu, bao gồm dao động mực nước và chuyển mùa.

IUCN xếp hạng nguy cơ tuyệt chủng của một loài theo 9 bậc dựa vào các tiêu chí như tốc độ suy thoái, kích thước quần thể, phạm vi phân bố và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố.

9 bậc bao gồm: Tuyệt chủng, Tuyệt chủng trong tự nhiên, Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp, Sắp nguy cấp, Sắp bị đe dọa, Ít quan tâm, Thiếu dữ liệu, Không được đánh giá.

Nóng lên toàn cầu đe dọa sinh vật Trái đất

Quần thể cá hồi Đại Tây Dương đã giảm 23% từ năm 2006 đến năm 2020, tăng từ bậc "ít quan tâm" đến "gần bị đe dọa".

Theo IUCN, sự nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng đến "tất cả các giai đoạn" trong vòng đời cá hồi Đại Tây Dương, làm giảm nguồn thức ăn sẵn có, cho phép các loài ngoại lai xâm lấn mở rộng phạm vi và làm tăng nguy cơ chết non của cá hồi mới sinh do ô nhiễm nguồn nước, chủ yếu từ khai thác gỗ và nông nghiệp. 

Trong khi đó, rùa xanh ở trung nam Thái Bình Dương và đông Thái Bình Dương lần lượt được phân loại là "có nguy cơ tuyệt chủng" và "dễ bị tổn thương" trong bản cập nhật sách đỏ IUCN.

25 ca nuoc ngot tren the gioi co nguy co tuyet chung hinh 2

Rùa biển xanh. Ảnh: NOAA

Theo đó, nhiệt độ nước biển tăng làm giảm tỷ lệ nở thành công và giảm nguồn thức ăn của rùa xanh (cỏ biển). Mực nước biển dâng cao đe dọa làm ngập tổ và chết đuối con non, trong khi rùa trưởng thành thường chết do bị đánh bắt với mục đích làm sản phẩm phụ của hoạt động đánh bắt công nghiệp.

Cây gỗ gụ lá lớn được phân loại lại từ "dễ bị tổn thương" thành "có nguy cơ tuyệt chủng" do việc khai thác gỗ không bền vững và sự xâm lấn nông nghiệp vào các khu rừng nhiệt đới nơi loại cây này phát triển.

Một số thành tựu bảo tồn

Bên cạnh những cảnh báo, danh sách cập nhật cũng cho thấy sức mạnh của những nỗ lực bảo tồn. Ví dụ như loài linh dương sừng kiếm đã chuyển từ "tuyệt chủng trong tự nhiên" thành "có nguy cơ tuyệt chủng" sau khi sau khi nhà bảo tồn tái giới thiệu chúng ở Tchad.

25 ca nuoc ngot tren the gioi co nguy co tuyet chung hinh 3

Linh dương sừng kiếm. Ảnh: Gilbert Meyers

Hay loài linh dương saiga trước đây ở trong tình trạng "cực kỳ nguy cấp" nay đã được cải thiện về mức "gần bị đe dọa" trong danh sách. Từ năm 2015 đến năm 2022, số lượng quần thể linh dương saiga đã tăng 1.100% lên 1,3 triệu con vào tháng 5/2022 nhờ các biện pháp chống săn bắt trái phép nghiêm ngặt. Hiện chúng chủ yếu sống ở Kazakhstan.

Tuy nhiên, cả hai loài linh dương này đều có nguy cơ bị đe dọa ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu trong khu vực nơi chúng sinh sống. Linh dương sừng kiếm phải đối mặt với hạn hán thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở vùng Sahel của châu Phi, trong khi linh dương saiga từng "tử vong hàng loạt" do "nhiệt độ và độ ẩm cao bất thường" trong môi trường sống của chúng vào năm 2015. 

"Để đảm bảo tính bền vững của hành động bảo tồn, chúng ta cần giải quyết dứt điểm các cuộc khủng hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học vốn liên kết chặt chẽ với nhau", chủ tịch IUCN Razan Al Mubarak nhấn mạnh.

Sách đỏ IUCN hiện nay bao gồm 157.190 loài, trong đó có 44.016 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Hoài Phương (theo AFP)

Bình Luận

Tin khác

Ông Putin đến Kazakhstan dự hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Ông Putin đến Kazakhstan dự hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

(CLO) Ngày 3/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Kazakhstan để tham gia các cuộc đàm phán về an ninh và quốc phòng trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), bao gồm cả với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thế giới 24h
Hơn 1,9 triệu người Palestine phải chạy trốn và đang chen chúc ở trung tâm Gaza

Hơn 1,9 triệu người Palestine phải chạy trốn và đang chen chúc ở trung tâm Gaza

(CLO) Người dân Palestine đang đổ xô rời khỏi phía đông Khan Younis, thành phố lớn thứ hai ở Gaza, khi lệnh sơ tán của Israel ảnh hưởng đến khoảng 250.000 người, theo Liên hợp quốc cho biết hôm 2/7.

Thế giới 24h
Mỹ sắp cung cấp thêm 2,3 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine

Mỹ sắp cung cấp thêm 2,3 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine

(CLO) Mỹ sẽ sớm cung cấp cho Ukraine thêm 2,3 tỷ USD viện trợ quân sự để tăng cường sức mạnh cho nước này trong cuộc chiến kéo dài gần 30 tháng với Nga.

Thế giới 24h
Các vụ giẫm đạp tồi tệ nhất ở Ấn Độ trong những năm qua

Các vụ giẫm đạp tồi tệ nhất ở Ấn Độ trong những năm qua

(CLO) Các nhà chức trách cho biết ít nhất 116 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một cuộc tụ họp tôn giáo của người Hindu ở tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ vào ngày 2/7. Đây là một trong những thảm kịch giẫm đạp tồi tệ nhất ở Ấn Độ trong những năm gần đây.

Thế giới 24h
Ukraine ngăn chặn âm mưu lật đổ chính phủ

Ukraine ngăn chặn âm mưu lật đổ chính phủ

(CLO) Ngày 1/7, các quan chức an ninh tại Ukraine cho biết nước này đã phá vỡ một âm mưu được cho là nhằm lật đổ chính phủ.

Thế giới 24h