28 điểm xét tuyển đại học và giấc mơ từ tấm “hộ chiếu” con nhà nghèo

Thứ bảy, 05/09/2020 12:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cô học trò nghèo xứ Thanh Lê Thị Hằng đã không dám trực tiếp xem kết quả thi đại học mà nhờ bạn của mình xem hộ. Bởi kết quả ra sao đi nữa thì cánh cửa đại học vẫn là một hành trình đầy gian nan, thử thách.

Ngôi nhà là tổ ấm gắn bó với tuổi thơ của 3 chị em Hằng

Ngôi nhà là tổ ấm gắn bó với tuổi thơ của 3 chị em Hằng

00h ngày 27/8, thời khắc hàng triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 và phụ huynh hồi hộp chờ đợi kết quả. Nhưng cảm xúc ấy không xuất hiện trong ngôi nhà nghèo nhất thôn Hiệp Lực, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Cao hay thấp, đậu hay trượt, kết quả có thế nào đi nữa thì Hằng cũng khó có cơ hội đến giảng đường đại học.

Khi biết tin con mình đạt 28 điểm (Văn: 9, Lịch sử: 9,25, Địa lý: 9,75) cả mẹ và Hằng ôm nhau khóc. Khóc vì tủi phận nghèo giờ chưa biết xoay xở ra sao để chạm tới giấc mơ đại học. Hai tám điểm khối C là một kết quả mở ra cơ hội lớn để Hằng có thể lựa chọn một trường đại học thuộc top đầu. Nhưng 28 điểm cũng có thể chỉ dừng lại ở…cơ hội trước ngưỡng cửa cuộc đời của cô học trò nghèo năm nay vừa tròn 18 tuổi.

Chặng đường phía trước sẽ rất gian nan với mẹ con Hằng.

Chặng đường phía trước sẽ rất gian nan với mẹ con Hằng.

Liêu xiêu phận nghèo

5 người, gồm bố mẹ và 3 chị em Hằng sinh sống ở một nơi mà ít người nghĩ đó là nhà. Nó chỉ khác túp lều là không còn lợp mái tranh mà thay bằng tấm lợp bờ lô xi măng. Tường nhà là hỗn hợp các loại vật liệu chắp vá theo kiểu có gì xây nấy, từ gạch vụn, vôi vữa thừa đến ván tạp, tre nứa…Mùa hạ, căn nhà nóng như một cái lò ấp còn mùa đông gió rét thấu xương. Vật dụng trong nhà không có gì đáng giá, đến chiếc bàn, chiếc tủ cũng xiêu vẹo như số phận chủ nhân của nó.

Chị em Hằng từng trải qua những cơn rét thấu xương từ căn nhà được được bện từ tren nứa như thế này.

Chị em Hằng từng trải qua những cơn rét thấu xương từ căn nhà được được bện từ tren nứa như thế này.

Chị Nguyễn Thị Nhung, 40 tuổi, mẹ Hằng kể: khi cô bé 2 tuổi, vợ chồng chị ra ở riêng. Ban đầu là một túp lều bằng tranh tre. Sau đó, chồng chị đi phụ hồ, cứ thấy ai vứt bỏ vật dụng gì anh lại xin về …xây tổ ấm cho nhà mình. Theo năm tháng, căn nhà dần được “ngói hóa”.

Thực tế, được như bây giờ cũng đã là tốt lắm rồi. Nhưng ngay cả khi Hằng đã trở thành một thiếu nữ, chưa bao giờ cô bé có nơi chải tóc, soi gương trong chính nơi được gọi là ngôi nhà của mình. Hai em gái của Hằng, đứa lớp 2, đứa lớp 7 cùng với chị gái của mình cũng chưa bao giờ biết đến …góc học tập trong căn nhà chừng 30m2 này. Ba cô học trò cùng học, sinh hoạt chung trên chiếc giường ọp ẹp nhìn ra chiếc cửa sổ được bện bằng cót ép.

Báo Công luận

"Góc học tập" của chị em Hằng nhìn ra chiếc cửa sổ được bện bằng cót ép

“Nhiều người đến đây cứ thắc mắc tại sao 5 người chúng tôi có thể sống trong căn nhà này. Nhưng sống lâu rồi thành quen, nóng, rét đều có thể chịu được. Nỗi lo lớn nhất là làm sao để các cháu có tương lai. Chồng tôi sức khỏe yếu nên công việc phụ hồ cũng bấp bênh theo thời vụ. Tôi thì bị suy tim chỉ làm phụ may, nhà có hơn sào ruộng. Anh em nội ngoại đều nghèo, không biết nhờ cậy vào ai cả” – chị Nhung lo lắng.

Mùa hè, căn nhà như một chiếc

Mùa hè, căn nhà như một chiếc "lò" hấp do nắng nóng phả xuống từ mái bờ lô xi măng

Tấm “hộ chiếu” con nhà nghèo và giấc mơ lớn

Cô Lê Thị Châu, giáo viên chủ nhiệm, người từng hỗ trợ Hằng một phần học phí trong 3 năm học chia sẻ: trong số 5 học sinh thuộc nhóm dẫn đầu trong lớp mà cô trực tiếp dạy, Lê Thị Hằng tuy không phải là số 1 về năng khiếu, tố chất nhưng nói về nghị lực vươn lên, không có học sinh nào bằng em.

“Năm lớp 11, em từng đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh, điểm sát với giải Nhì. Điểm nổi bật nhất ở Hằng là ý chí vươn lên, sự tự tin và đặc biệt em rất cẩn thận. Kết quả thi đại học so với thi thử có cao hơn nhưng tôi không bất ngờ”- Cô Châu cho biết thêm.

28 điểm, Hằng có cơ hội để lựa chọn nhiều trường đại học thuộc top đầu nhưng giờ đây, lựa chọn trường nào, ở đâu với em là cả một …cuộc chiến. Đến thời điểm này, Hằng vẫn đang băn khoăn giữa hai lựa chọn: báo chí hay luật. Cả hai ngành em đều đam mê, yêu thích và có khả năng trúng tuyển cao. Các thầy cô giáo, bạn bè, người thân đều khuyên em nên lựa chọn an toàn, tìm những trường gần nhà, được miễn học phí và bảo trợ một phần kinh phí học tập nhưng Hằng vẫn muốn mạo hiểm với ước mơ của mình. Hằng kể câu chuyện về một người chị cùng quê từng nghèo khổ như em nhưng giờ đây thi thoảng chị vẫn về quê làm từ thiện. Không nói cụ thể nhưng mơ ước của Hằng là được đi học, có cơ hội kiếm tiền để đến một ngày nào đó0 trở về quê như người chị gái nọ.

“Năm lớp 10, thấy bố mẹ ốm đau vẫn phải vất vả kiếm tiền nuôi các con, có những lúc em tưởng như không thể tiếp tục đến trường. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thoáng qua. Dù khó khăn đến mấy em cũng phải cố gắng vượt qua. Chỉ có con đường học, sau này mới có thể mở ra cơ hội thoát nghèo, giúp đỡ bố mẹ” - Hằng tự tin nói

Chị Nhung cho biết: Hằng là đứa cháu đầu tiên của 2 bên nội ngoại có cơ hội đến giảng đường đại học.

Chị Nhung cho biết: Hằng là đứa cháu đầu tiên của 2 bên nội ngoại có cơ hội đến giảng đường đại học.

Bây giờ thì cả Hằng và mẹ không còn khóc như lúc nhận được kết quả thi đại học. Mẹ Hằng nói dù khó khăn đến mấy cũng quyết tâm làm lụng vất vả, vay mượn cho con ăn học. Còn Hằng thì đã liên hệ với các anh chị cùng quê đang học đại học để tìm việc làm thêm. Bộ hồ sơ xin tuyển công nhân mà Hằng chuẩn bị ngay sau khi thi tốt nghiệp cũng đã được em xếp lại, chuẩn bị cho một hành trình mới chắc chắn còn nhiều gian nan.

“Tôi chỉ học đến lớp 5, bố cháu thì lớp 2. Bố Hằng bây giờ còn không ký nổi một cái tên của mình. Chúng tôi ít học đã quá thiệt thòi. Hằng là đứa cháu đầu tiên trong cả gia đình nội ngoại có cơ hội vào đại học. Chỉ mong sao ước mơ của con không dang dở” – Chị Nhung, mẹ Hằng xúc động nói.

Còn Hằng, em vẫn tin “con nhà nghèo” là một “tấm hộ chiếu” để cuộc đời thử thách ý chí, bản lĩnh và khát vọng vươn lên.

Quang Duy

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục