31 phim tài liệu sẽ được trình chiếu tại Liên hoan phim tài liệu châu Âu và Việt Nam lần thứ 8 diễn ra từ ngày 9 đến 18/6 tại Hãng phim Tài liệu - Khoa học T.Ư (Hà Nội) và trường Đại học Hoa Sen - TP.HCM. Mỗi buổi chiếu phim sẽ bao gồm một phim tài liệu của Việt Nam chiếu cùng một bộ phim nước ngoài (có phụ đề tiếng Việt) của các nước: Anh, Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ và Israel. Với đề tài và nội dung phong phú, các bộ phim được chiếu trong Liên hoan này sẽ mang đến cho khán giả những góc nhìn mới, đa chiều hơn về xã hội, về những mối quan hệ giữa con người với môi trường, khám phá những vùng đất cũng như những chủ đề mới. Các phim tài liệu của Việt Nam phản ánh nhiều đề tài xã hội đa dạng, đáng chú ý.
Con đường phía trước nhắn nhủ mọi người đừng xem tự kỉ là một loại bệnh hay những đứa trẻ tự kỉ như bệnh nhân, mà hãy xem các con như một cá thể đặc biệt được sinh ra trong một môi trường đặc biệt để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.
Hai đứa trẻ lại đề cập đến câu chuyện hai đứa trẻ bị trao nhầm sau khi sinh ra cách đây gần 4 năm tại bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, và những tác động đến hai đứa trẻ và các bậc cha mẹ chúng bởi sự nhầm lẫn đó.
[caption id="attachment_165624" align="aligncenter" width="648"]
Cảnh phim Hai đứa trẻ.[/caption]
Nhật ký của ba kể về quá trình nuôi con của người cha đơn thân Trình Tuấn. Trình Tuấn đã lập ra ngân hàng sữa mẹ trên facebook để các bà mẹ nuôi con có thể cho nhau sữa mẹ và được rất nhiều người quan tâm.
Chuyện ngày hôm qua là 21 năm hình thành và phát triển của ban nhạc Rock Bức Tường thông qua lời kể của chính những người trong cuộc. “Thủ lĩnh” ban nhạc - Trần Lập - và những chàng trai mạnh mẽ, đam mê nghệ thuật đã nhiệt tình cống hiến cho âm nhạc và ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.
Mẹ ơi, con đã về được thực hiện trên hành trình lần đầu trở về Việt Nam của Stacy Thuy Meredith, một con nuôi đã rời khỏi quê hương ngay trước khi cuộc chiến kết thúc. Phim nói lên khát khao trở lại quê hương, tìm lại ký ức về quê mẹ của những người con lưu lạc suốt 40 năm qua và mang thông điệp hòa hợp dân tộc sâu sắc. [caption id="attachment_165625" align="aligncenter" width="665"]
Cảnh trong phim tài liệu Mẹ ơi con đã về - Ảnh: Tư liệu[/caption]
Việt Nam thời bao cấp tái hiện cuộc sống vất vả và tình người sâu đậm thời bao cấp - một ký ức đẹp của những người Việt Nam từng trải qua... Trong khuôn khổ liên hoan phim còn có giao lưu, đối thoại giữa các nhà làm phim, giới thiệu về các bộ phim cũng như nền điện ảnh của mỗi quốc gia với khán giả Việt Nam. [su_box title="Các bộ phim tham gia liên hoan phim tài liệu châu Âu gồm: " style="soft"] Dấu ấn Sa Huỳnh (đạo diễn Phùng Ngọc Tú) Rừng xanh kì diệu (đạo diễn Pháp Luc Jacquet) Con đường phía trước (đạo diễn Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Văn Kiểm) Ai sẽ yêu tôi? (đạo diễn Israel Tomer Heymann, Barak Heymann) Việt Nam thời bao cấp (đạo diễn Trần Tuấn Hiệp) Chuyện ngày hôm qua (đạo diễn Phạm Hồng Thăng, Đặng Thị Linh) Ami (đạo diễn Anh Asif Kapadia) Hai đứa trẻ (đạo diễn Tạ Quỳnh Tư) Người đàn ông chữa lành vết thương cho phụ nữ- Sự nổi giận của Hippocrate (đạo diễn Bỉ Thierry Michel) Nhật ký của ba (đạo diễn Hoàng Hà Lê) Mẹ ơi con đã về (đạo diễn Lương Minh Đức) Muốn về nhà (đạo diễn Hoàng Dũng) Người Mông hiện hữu trong tiếng khèn (đạo diễn Nguyễn Đức Phương)… Đặc biệt ngoài các phim tài liệu do các hãng sản xuất, liên hoan còn giới thiệu nhiều phim tài liệu độc lập như: Giường xinh, Đất đai thuộc về ai, Bên dưới đại lộ, Thiên thần bất tử, Chuyến về quê cùng ba mẹ, Sofa, bếp và chuyện phiếm, Nhà đối diện, Gia đình đầu trọc, Lên lên xuống xuống, Mặn như muối, Dành tặng ông Điều…[/su_box]
Theo Tuổi trẻ