4 lý do khiến các đội mạnh chưa thể hiện được sức mạnh tại World Cup 2018

Thứ ba, 19/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lượt trận đầu tiên của vòng bảng World Cup 2018 sắp đi đến hồi kết. Lần lượt những ứng viên vô địch nặng ký nhất như Đức, Brazil, Argentina, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều đã ra quân, song chưa đội bóng nào thể hiện được sức mạnh của mình. Đâu là lý do khiến các đội mạnh "nhất tề" sẩy chân trong trận mở màn World Cup 2018?

Quá phụ thuộc vào các ngôi sao...

Lý do dễ thấy nhất trong những trận đấu xấu xí của Argentina và Pháp. Với Argentina, vấn đề trở nền trầm trọng khi đội bóng này đang "hô hấp" trên buồng phổi của Lionel Messi. 8 năm qua, câu chuyện của Argentina không có nhiều đổi khác. Đội bóng Nam Mỹ vẫn chơi với công thức Messi + 10 cầu thủ còn lại. Với một đội bóng như vậy, không khó để Iceland thực hiện thế trận phòng ngự chủ động và phong tỏa một mình Messi.

Khi chân sút thuộc biên chế Barcelona bị khóa chặt, cả Argentina cũng vì thế mà đình trệ theo. Một mình Messi thực hiện tới 2/3 tổng số cú sút của Argentina trong trận này nhưng không lần nào thành công.

Quả sút phạt đền hỏng ăn của Messi khiến Argentina hụt bước, nhưng nói cho cùng, thất bại trong trận này không đến từ lỗi lầm của Messi, mà là từ chiến thuật của HLV Jorge Sampaoli - đúng như nhận xét của huyền thoại Diego Maradona. Argentina không có bài vở nào cụ thể, ngoài việc "dí" bóng cho Messi và chờ đợi phép màu. Khi phép màu không tới, bi kịch đã xuất hiện.

Báo Công luận
 Một mình Messi không cứu nổi Argentina. Ảnh: Internet

Argentina là đội bóng 1 người, còn Pháp "khá khẩm" hơn khi họ là đội bóng... 3 người. Tưởng như Pháp đã định hình lối chơi và bộ khung chắc chắn sau những trận giao hữu thành công, song khi "Gà trống Gaulois" giáp mặt với Australia, người ta mới... vỡ lở khi nhận ra đội bóng của HLV Didier Deschamps vẫn chỉ là mớ hỗn độn.

Pháp chơi cực tồi dù Australia không có quá nhiều "bài vở" trong tấn công hay phòng ngự. Đội bóng Tây Âu phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và kỹ thuật của bộ ba Kylian Mbappe - Antoine Griezmann - Ousmane Dembele để tìm kiếm bàn thắng, trong khi đóng góp của hàng tiền vệ hầu như không đáng kể. Các hậu vệ cánh của Pháp cũng không tích cực trong việc xây dựng lối chơi, nên hàng công của Pháp thường xuyên lâm vào tình trạng đói bóng và phải tự xoay sở.

Cả hai bàn thắng của Pháp đều đến từ những pha phối hợp (quả phạt đền của Griezmann đến sau pha tấn công trung lộ), song đó là những khoảnh khắc đồng đội hiếm hoi của người Pháp.

Coi thường đối thủ

Thất bại 0-1 của Đức trước Mexico có thể coi như địa chấn đầu tiên ở World Cup năm nay, nhưng nhìn vào thế trận trên sân, có thể thấy rõ chiến thắng của Mexico là hoàn toàn xứng đáng. Đội bóng Bắc Mỹ vừa chơi tự tin, vừa cho thấy sự biết mình biết người để khoét sâu vào điểm yếu của người Đức.

Báo Công luận
 Chiến thắng của Mexico là hoàn toàn xứng đáng. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, Mexico đã không tạo được nhiều cơ hội như vậy nếu Đức không bộc lộ rõ sự khinh địch trong trận đấu này. Đội bóng của HLV Joachim Loew không cho thấy sự chuẩn bị kỹ về mặt tinh thần khi khởi đầu chậm chạp, dẫn đến không kịp đối phó khi Mexico bất ngờ tấn công phủ đầu. Khi bị dẫn bàn trước, Đức rút gần hết các cầu thủ phòng ngự ra (Sami Khedira, Marvin Plattenhardt) để thay vào sân các tiền vệ, tiền đạo. Trong khoảng 30 phút cuối, Đức chỉ còn 2 cầu thủ phòng ngự hỗ trợ thủ thành Manuel Neuer.

Sự khinh suất của HLV Loew khiến Mexico có tới... nửa tá cơ hội phản công với quân số áp đảo. Nếu Layun, Lozano hay Chicharito bình tĩnh hơn, mành lưới của Đức đã rung lên không dưới 3 lần trong hiệp 2. Đức quá tự tin vào khả năng làm chủ thế trận của hàng tiền vệ, song khi có tới... 7 tiền vệ tấn công (cùng 1 tiền đạo ở trên sân), "Cỗ xe tăng" đã tuột xích khi các cầu thủ dẫm chân nhau.

Sau trận đấu, Mats Hummels thẳng thừng phê phán chiến thuật của Loew, còn cựu tuyển thủ Đức là Thomas Hitzlsperger cảnh báo đội bóng sẽ phải trả giá nếu các cầu thủ có biểu hiện khinh thường đối thủ. Một đòn trời giáng cho tham vọng bảo vệ ngôi vương của người Đức.

Chưa "nóng máy"

Những trận hòa đáng tiếc của Brazil hay Tây Ban Nha cho thấy các cầu thủ chưa thực sự sẵn sàng để bùng nổ tại World Cup. Nếu như các cầu thủ Brazil chưa đạt độ sắc sảo cần thiết để xuyên thủng hàng phòng ngự nhiều tầng của Thụy Sĩ, thì Tây Ban Nha cũng có 30 phút đầu đáng quên trước Bồ Đào Nha khi chơi chệch choạc và chỉ trở lại với nỗ lực tỏa sáng cá nhân của Diego Costa.

Báo Công luận
Brazil (áo vàng) bất lực trước sự kiên cường của Thụy Sĩ. Ảnh: Internet 

Thực tế, việc các đội mạnh khởi đầu chậm chạp là rất bình thường. Tây Ban Nha từng thua 0-1 trước Thụy Sĩ trong trận mở màn World Cup 2010 dù đang là đương kim vô địch châu Âu. Brazil phải rất vất vả mới hạ Croatia trong trận khai mạc World Cup 2014 trên sân nhà. Trong 3 kỳ World Cup gần nhất, không nhà vô địch nào lại thắng cả 3 trận vòng bảng. Các đội bóng luôn có những cú sẩy chân, quan trọng là phải đứng dậy ngay sau đó.

Các đội "cửa dưới" chơi phòng ngự kỷ luật

Ngoại trừ Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, không đội bóng mạnh nào ghi quá 2 bàn trong trận mở màn dù phải gặp những đối thủ không quá khó chịu. Lý do là bởi các đội "cửa dưới" đã cải thiện đáng kể khả năng phòng ngự và luôn gây khó khăn cho các ứng viên vô địch bởi sự kiên cường kết hợp với tính khoa học trong lối chơi.

Báo Công luận

 Iceland đã cho cả thế giới thấy "đặc sản" phòng ngự của người Viking. Ảnh: Internet

Ngay trong lần đầu dự World Cup, Iceland đã cho cả thế giới thấy "đặc sản" phòng ngự của người Viking với sự chuẩn xác, tỉ mỉ dựa trên nền tảng thể lực sung mãn. Lối chơi chặt chẽ của Iceland khiến Messi cùng các đồng đội gần như không có khoảng trống xử lý bóng. Mexico cũng từ bỏ hình ảnh hoang dại đặc trưng của các đội bóng châu Mỹ để chơi phòng ngự quả cảm, còn Thụy Sĩ mang đến nước Nga một "bức tường" kiên cố cùng khả năng phòng thủ chính xác như vòng quay của những chiếc đồng hồ.

Đương đầu với những đối thủ như vậy khi bản thân các cầu thủ chưa thực sự bắt nhịp với World Cup, các đội bóng mạnh mất điểm âu cũng là chuyện thường tình.

T.H (Tổng hợp)

Tin khác

Huỳnh Võ Hoàng Sơn đại diện Việt Nam thi nam vương quốc tế 2024

Huỳnh Võ Hoàng Sơn đại diện Việt Nam thi nam vương quốc tế 2024

(CLO) Á vương Huỳnh Võ Hoàng Sơn sẽ có mặt để dự thi tại Ayuttaya, Bangkok, Thái Lan từ ngày 18/5 tới 27/5. Anh được đơn vị nắm bản quyền lựa chọn tại chương trình Road to Manhunt Vietnam 2024 (Nam vương quốc tế) với sự tranh tài của hơn 50 hồ sơ gửi về.

Giải trí
Hành trình 'ngược gió' đầy nỗ lực của 'đóa hoa mong manh'

Hành trình 'ngược gió' đầy nỗ lực của 'đóa hoa mong manh'

(CLO) Trong một bài phỏng vấn, khi nhắc đến hai chữ cơ duyên và điều tâm đắc nhất khi thực hiện Đóa hoa mong manh, đạo diễn – nhà sản xuất – diễn viên Mai Thu Huyền từng tiết lộ, chị cảm thấy khá hài lòng với những gì đã thực hiện được cho bộ phim.

Giải trí
'Lật mặt 7: Một điều ước' phá kỷ lục phim 'Mai' của Trấn Thành

'Lật mặt 7: Một điều ước' phá kỷ lục phim 'Mai' của Trấn Thành

(CLO) Hàng trăm khách mời đã đến tham dự sự kiện ra mắt phim "Lật mặt 7: Một điều ước"; phim của đạo diễn Lý Hải cũng xác lập kỷ lục phòng vé mới khi bán được 105.000 vé, đánh bại phim "Mai" của Trấn Thành.

Giải trí
Thực hư tin đồn Sơn Tùng M-TP sang Trung Quốc thi gameshow với Tạ Đình Phong

Thực hư tin đồn Sơn Tùng M-TP sang Trung Quốc thi gameshow với Tạ Đình Phong

(CLO) Mới đây, trên mạng xã hội bất ngờ rộ lên thông tin về các gương mặt nghệ sĩ sẽ tham gia gameshow đình đám "Call me by fire - Anh trai vượt ngàn chông gai" do phía Trung Quốc sản xuất. Đáng chú ý, trong số này có nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP đến từ Việt Nam.

Giải trí
Giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

Giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

(CLO) Nhân kỷ niệm Ngày châu Âu 9/5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sẽ giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại đặc biệt với âm nhạc từ tổ khúc huyền thoại “Bốn mùa”.

Giải trí