45% lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong năm 2023 có nguy cơ trở thành nợ xấu

Chủ nhật, 16/04/2023 14:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê của VIS Rating thì tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp đã tăng lên 10% tại thời điểm cuối tháng 3 năm 2023. Và có 45% lượng trái phiếu đến hạn trong năm có nguy cơ trở thành nợ xấu.

CTCP Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam - VIS Rating vừa công bố ước tính tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3 năm 2023 đã lên tới 10%. Con số này đã leo thang không ít khi mà trong tháng 9 năm 2022 trước đó mới chỉ dừng ở ngưỡng 1,2%.

Lượng này chưa bao gồm những trường hợp doanh nghiệp không thể hoàn thành được nghĩa vụ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp từng công bố trước tháng 9 năm 2022.

Một điểm đáng chú ý đó là 71% các trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán trái phiếu có liên quan tới lĩnh vực bất động sản. Đây cũng có thể coi là  một trong những nhóm ngành có tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp cao nhất.

45 luong trai phieu doanh nghiep den han trong nam 2023 co nguy co tro thanh no xau hinh 1

Có tới 45% lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2023 có nguy cơ trở thành nợ xấu (Ảnh TL)

Hầu hết đều là những công ty chưa niêm yết, có đòn bẩy tài chính cao, gặp khó khăn khi thị trường đóng băng dẫn tới không thể duy trì được dòng tiền để trả nợ trái phiếu đến hạn. Tỷ lệ nợ xấy của trái phiếu doanh nghiệp trong nhóm ngành này lên tới 17% tính tới hết tháng 3 năm 2023.

Đối với nhóm ngành tiện ích, phần lớn lượng trái phiếu doanh nghiệp liên quan tới những doanh nghiệp mới, phát triển điện gió và điện năng lượng mặt trời. Nhóm doanh nghiệp này đang gặp khó khăn trong việc thương mại hóa cho các dự án của mình. Tỷ lệ nợ xấu trong trái phiếu nhóm ngành này lên tới 31%.

Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ nợ xấu trong trái phiếu doanh nghiệp cũng chiếm tới 54%

Có khoảng 95% các trường hợp nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp phát sinh do tổ chức phát hành không thể thanh toán lãi trái phiếu khi đến hạn. VIS Rating đánh giá rằng điều này phản ánh sự yếu kém trong dòng tiền của các tổ chức.

Đánh giá về nhóm các doanh nghiệp chậm hoặc mất khả năng thanh toán đối với nợ trái phiếu, VIS Rating thống kê 73% đơn vị này có nguồn tài chính kém, đa phần đều là các doanh nghiệp chưa niêm yết. Thêm vào đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nguồn lợi nhuận kém đã khiến các doanh nghiệp này không có đủ nguồn tiền mặt để trả nợ trái phiếu đến hạn.

Thêm vào đó, nguyên nhân gây nên nợ xấu trái phiếu còn đến từ sự chênh lệch dòng tiền kinh doanh với thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán trái phiếu. Cùng với đó là việc thắt chặt chính sách tiền tệ gây suy yếu cho thị trường trái phiếu vào cuối năm 2022.

Rất nhiều công ty bất động sản đã phát hành trái phiếu có thời hạn từ 1 đến 3 năm để phục vụ cho các dự án có mục tiêu dài hạn thuộc các tập đoàn lớn. Ngoài ra, nhiều tổ chức phát hành trái phiếu cũng đã có các khoản nợ tại ngân hàng. Lượng đơn vị phát hành trái phiếu có nợ xấu trái phiếu đang chiếm khoảng 1% lượng tiền cho vay tại Ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của điều này tới hệ thống ngân hàng vẫn có thể kiểm soát được vì các khoản vay của đơn vị này đều được đảm bảo bằng bất động sản.

Dù vậy thì trái phiếu doanh nghiệp vẫn có thể coi là điểm nóng của nền kinh tế trong năm 2023. Bởi theo ước tính, có tới 252 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp tới hạn trong năm nay, trong đó có tới 113 nghìn tỷ, tương đương khoảng 45% giá trị, có thể mất khả năng thanh toán, phần lớn trong đó nằm ở các doanh nghiệp bất động sản có dòng tiền và nguồn lực tài chính yếu.

Dự báo nhóm ngành bất động sản sẽ phải đối mặt với khó khăn gia tăng khi nhóm này chiếm lượng lớn trong số 113 nghìn tỷ trái phiếu có khả năng cao trở thành nợ xấu kể trên. Việc vay thêm tiền từ ngân hàng đối với nhóm này cũng gặp nhiều khó khăn. 

VIS Rating cũng thống kê có tới 88 đơn vị phát hành trái phiếu của nhóm này có nền tảng tài chính yếu và khó có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ thanh toán trái phiếu trong thời gian tới.

Trang Thu

Bình Luận

Tin khác

Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam

Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xanh đầy tiềm năng. Trong đó, kinh tế biển và tài chính xanh lam - lĩnh vực tài chính khí hậu mới nổi gắn liền với bảo vệ biển và nước hứa hẹn sẽ trở thành làn sóng xu hướng tại Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km gắn liền với sinh kế của hàng triệu người dân.

Tài chính - Bảo hiểm
Thái Bình: Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện hơn 20.000 tỷ đồng trong 9 tháng

Thái Bình: Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện hơn 20.000 tỷ đồng trong 9 tháng

(CLO) 9 tháng năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh Thái Bình ước thực hiện hơn 20.000 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Dừng phát hành 152 triệu cổ phiếu, Hải Phát Invest (HPX) giải quyết sao với khối nợ nghìn tỷ?

Dừng phát hành 152 triệu cổ phiếu, Hải Phát Invest (HPX) giải quyết sao với khối nợ nghìn tỷ?

(CLO) Kế hoạch phát hành 152 triệu cổ phiếu để lấy tiền trả nợ của Hải Phát Invest (Mã: HPX) vừa phải dừng lại do diễn biến giá cổ phiếu bất lợi khiến khả năng trả nợ của HPX ngày càng khó khăn.

Tài chính - Bảo hiểm
Chỉ số VN-Index tăng hơn 8 điểm, khối ngoại bán mạnh

Chỉ số VN-Index tăng hơn 8 điểm, khối ngoại bán mạnh

(CLO) Đóng cửa thị trường, VN-Index dừng ở mức 1.276,99 điểm, tăng 8,51 điểm (0,67%). Thanh khoản đạt gần 18.000 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh.

Tài chính - Bảo hiểm
Gần 25.000 tỷ được EVNFinance cho các khách hàng vay đều cùng một toà nhà làm việc, lần mở ra mối quan hệ với một tập đoàn lớn đa ngành

Gần 25.000 tỷ được EVNFinance cho các khách hàng vay đều cùng một toà nhà làm việc, lần mở ra mối quan hệ với một tập đoàn lớn đa ngành

(CLO) Khác với báo cáo kiểm toán cuối năm 2023, báo cáo kiểm toán bán niên năm 2024 của EVNFinance xuất hiện thông tin đặc điểm của một số khoản vay khách hàng. Đáng chú ý là khoản mục hơn 24.900 tỷ đồng được công ty này cho vay các nhóm khách hàng có cùng người đại diện hoặc cùng tòa nhà làm việc.

Tài chính - Bảo hiểm