5 địa phương được thí điểm đón khách du lịch quốc tế, thông qua du lịch trọn gói

Thứ bảy, 15/01/2022 11:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục Du lịch đang thí nghiệm giai đoạn 1 trong quá trình phục hồi ngành du lịch. Theo đó, sẽ có 5 địa phương được lựa thí điểm đón khách du lịch quốc tế, thông qua du lịch trọn gói.

Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, du lịch là ngành đóng góp tới gần 10% GDP của Việt Nam. Thế nhưng, trong 2 năm qua, dịch bệnh đã nhấn chìm và tạo ra một khoảng lặng chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch.

Tổng thu từ khách du lịch giảm 42%

Trong Diễn đàn Kinh tế thường niên năm 2022 vừa được tổ chức, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch khẳng định: Trong lịch sử 61 năm, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua nhiều đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế nhưng chưa bao giờ ngành Du lịch Việt Nam lại chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này do đại dịch COVID-19 gây ra.

5 dia phuong duoc thi diem don khach du lich quoc te thong qua du lich tron goi hinh 1

Tổng thu từ khách du lịch giảm 42% trong năm 2021.

Về lượng khách, doanh thu du lịch: Lượng khách quốc tế cả năm 2020 chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 57,8% so với năm 2019. 

Năm 2021 ước tính phục vụ 40 triệu lượt khách du lịch nội địa, đón khoảng 3.500 lượt khách du lịch quốc tế, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.

Về lao động du lịch: Từ năm 2020, các doanh nghiệp lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Sang năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động lao động cầm chừng chiếm 10%. 

Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp, trong đó đối tượng bị mất việc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tàu du lịch, doanh nghiệp du lịch khác.

Về doanh nghiệp du lịch: Số doanh nghiệp xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép, chỉ còn khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên toàn quốc, trong đó rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang đóng cửa hoặc dừng hoạt động. 

Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch - lĩnh vực chiếm đến 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng đang phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách trừ các cơ sở đón khách cách ly.

5 địa phương được thí điểm mở cửa cho du lịch quốc tế

Trước những tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ, cùng một số cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp phục hồi ngành du lịch  trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Ông Thủy tiết lộ, trước mắt sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc. Tiếp đến, chương trình tập trung vào 2 hoạt động trọng tâm gồm: Hướng dẫn đón và phục vụ khách du lịch an toàn và tổ chức truyền thông, quảng bá, xúc tiến mở lại du lịch nội địa. 

“Tổng cục Du lịch tổ chức các hoạt động kết nối các điểm đến, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp và hàng không xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch. Các địa phương tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như miễn, giảm phí/lệ phí tham quan tại các điểm đến do địa phương quản lý”, ông Thủy nói.

5 dia phuong duoc thi diem don khach du lich quoc te thong qua du lich tron goi hinh 2

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch.

Bên cạnh đó, ông Thủy nhấn mạnh: Ngành du lịch đang từng bước thí điểm mở cửa thị trường quốc tế. Theo đó, lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh thông qua các chuyến bay thuê chuyến theo các chương trình du lịch trọn gói tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn.

Đồng thời, ngành du lịch dự kiến mở rộng địa bàn đón khách, gồm: Thí điểm đón khách du lịch thông qua các chuyến bay thuê chuyến hoặc thương mại quốc tế thường lệ tại thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Định. 

Đối tượng đón được điều chỉnh: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân Việt Nam được tham gia vào chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế.

Thời gian khách đi tour trọn gói tối thiểu là 3 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Đối với khách du lịch đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và 7 ngày, đối với khách du lịch chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine.

 Tính đến 15/1/2022, Chương trình đã đón được trên 7773 khách du lịch đến từ thị trường Hàn Quốc, Hoa Kỳ, CHLB Đức,LB Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, Lào…

Dù vậy, theo ông Thủy, để ngành du lịch bứt tốc, Tổng cục Du lịch đã đề xuất Chính phủ để thực hiện các giải pháp phục hồi.

Trong đó, Tổng cục Du lịch kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động ngành du lịch.

Đồng thời, mong muốn Chính phủ chỉ đạo ban hành các cơ chế, chính sách mới, ưu tiên, theo hướng tạo thuận lợi cho ngành du lịch tiếp tục phát triển như: phát triển hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam như visa, xét duyệt nhân sự nhập cảnh tại chỗ, tăng thời gian miễn thị thực....

“Chúng tôi mong muốn Chính phủ cho phép thành lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển các sản phẩm du lịch ban đêm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, du lịch trải nghiệm cộng đồng hướng tới phát triển bền vững…”, ông Thủy nói.

Ngoài ra, ông Thủy mong muốn các địa phương hỗ trợ tiếp nhận, giám sát y tế đối với du khách có nhu cầu ở lại thăm thân tại địa phương theo đăng ký. Có phương án xử lý sự cố khi phát sinh F1, F0 liên quan đến hoạt động du lịch, đảm bảo an toàn dịch bệnh. 

Có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý, góp phần giảm giá thành, tăng hấp dẫn các gói kích cầu du lịch. Công khai các chính sách kích cầu, thông tin, điều kiện đón khách du lịch đến địa phương để doanh nghiệp chủ động tổ chức các chương trình du lịch.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp