5 kinh nghiệm giúp huyện Trùng Khánh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN

Thứ năm, 07/12/2023 10:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ những kinh nghiệm được đúc rút, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) bước đầu đã thu được những kết quả nhất định.

Phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Nông Văn Bộ, Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh về vấn đề này.

5 kinh nghiem giup huyen trung khanh thuc hien chuong trinh muc tieu quoc gia phat trien kt xh vung dong bao dttsmn hinh 1

Một góc huyện Trùng Khánh

+ Sau gần 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được đi vào thực thi tại địa phương và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Những kết quả tích cực ấy là gì, thưa ông?

- Ông Nông Văn Bộ: Đó là sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền các cấp và của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG.

Đến tháng 8/2022, UBND huyện đã ban hành xong các kế hoạch thực hiện chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và năm 2030 làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị, các xã triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đã bám sát các văn bản, chế độ quy định, đảm bảo cho các dự án đầu tư thi công đạt chất lượng và hiệu quả. Người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Chương trình và vai trò chủ thể của mình, từ đó tự nguyện hiến đất, đóng góp tài sản, ngày công; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường.

Hiệu quả sử dụng vốn của các Chương trình MTQG được nâng cao hực hiện đúng nội dung, mục đích, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm.

Tổng số hộ dân cư trên địa bàn là thời điểm tháng 8/2023: 17.487 hộ. Trong đó, tổng số hộ nghèo toàn huyện là: 4.998/ 17.487 = 28,58%; Tổng số hộ cận nghèo toàn huyện là 3.170/17.487 = 18,13%.

+ Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm từ việc triển khai Chương trình tại địa phương những năm qua?

- Ông Nông Văn Bộ: Qua triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg trong thời gian qua ở địa phương, huyện Trùng Khánh thấy rằng: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình cần quan tâm một số vấn đề sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ cấp cơ sở và người dân ở vùng đồng bào DTTS&MN, nhất là đồng bào DTTS nghèo trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình nhằm thực hiện đạt được các mục tiêu của Kế hoạch của chương trình.

Hai là, Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Dự án thuộc Chương trình; trong đó chú trọng đến các vấn đề cần thiết, bức xúc, nâng cao thu nhập cho người dân như hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do các tổ chức kinh tế và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện; cần có phương pháp mới, cách làm mới trong việc hỗ trợ thực hiện các dự án phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Ba là, tiếp tục nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý các cấp, đặc biệt là kiến thức về quản lý chuyên môn, quản lý tài chính của Chương trình.

Bốn là, phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Năm là, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở các cấp để hướng dẫn, phát hiện những hạn chế, sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện để chỉ đạo, điều chỉnh, uốn nắn và xử lý cho kịp thời, phù hợp.

5 kinh nghiem giup huyen trung khanh thuc hien chuong trinh muc tieu quoc gia phat trien kt xh vung dong bao dttsmn hinh 2

Đời sống người dân huyện Trùng Khánh ngày càng được nâng lên

+ Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi xoá đói giảm nghèo, từ thực tiễn tại địa phương, đâu là điểm mấu chốt cần tập trung, thưa ông?

- Ông Nông Văn Bộ: Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2023-2025 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện đạt trên 6%; hoàn thành đưa 07 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn và 06 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. Trong thời gian tới, cùng với những giải pháp thiết thực như hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất thì cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ cấp huyện, BQL cấp xã và Ban phát triển thôn (xóm).

Đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình. Đồng thời, rà soát lại các hạng mục công trình đăng ký, xem xét điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo kế hoạch thực hiện những công trình cần thiết phải xây dựng, dễ làm, ít vốn làm trước, tránh lãng phí, gây nợ đọng, ảnh hưởng không tốt mục đích của chương trình. Tiếp tục chỉ đạo phát triển toàn diện về nông nghiệp - lâm nghiệp, gắn với phát triển bền vững một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa mà địa phương có thế mạnh.

+ Một trong những tác động được xem là tích cực nhất từ Chương trình mục tiêu quốc gia là giúp cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tại địa phương. Ông có thể nói rõ hơn về những đổi thay tích cực này?

- Ông Nông Văn Bộ: Một thay đổi rõ nhất là hiện nay 21/21 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 196/203 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm được cứng hóa, đạt tỷ lệ 96,55%. 100% tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 100%; trung học sơ sở đạt 95,3%. 100% người DTTS khu vực III, người nghèo có và đi khám bệnh bằngthẻ BHYT. 100% Trạm Y tế xã, thị trấn được xây dựng kiên cố.

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hàng năm giảm khoảng 4% - 5%. Đời sống nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng từng bước được cải thiện nâng cao; bà con luôn đoàn kết, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Xin cảm ơn ông!

Trâm Anh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Đường sá, cầu tràn ngập sâu, một số hộ dân ở Hà Tĩnh bị cô lập do mưa lũ

Đường sá, cầu tràn ngập sâu, một số hộ dân ở Hà Tĩnh bị cô lập do mưa lũ

(CLO) Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 17h ngày 20/9/2024, do ảnh hưởng của bão, hoàn lưu sau bão trên địa bàn tỉnh đã có mưa rất to. Mưa lớn khiến nhiều đoạn đường, cầu cống trên địa bàn Hà Tĩnh bị ngập cục bộ.

Đời sống
3 mẹ con ở Nghệ An đi xe đạp qua cầu tràn bị lũ cuốn trôi

3 mẹ con ở Nghệ An đi xe đạp qua cầu tràn bị lũ cuốn trôi

(CLO) 3 mẹ con đi xe đạp điện qua cầu tràn khi nước lũ lên nhanh, bất ngờ bị cuốn trôi theo dòng nước. Hai người con đã kịp thời bám lấy bụi tre và được mọi người kịp thời cứu sống, còn người mẹ đang mất tích.

Đời sống
Quảng Bình: Hơn một nghìn hộ dân bị ngập, 38 thôn bị chia cắt

Quảng Bình: Hơn một nghìn hộ dân bị ngập, 38 thôn bị chia cắt

(CLO) Tính tới 17h ngày 20/9, bão số 4 đã khiến 1.150 hộ bị ngập; 38 thôn, bản tại tỉnh Quảng Bình bị chia cắt.

Đời sống
Kon Tum: Khởi tố đối tượng vận chuyển hơn 80kg hàng cấm

Kon Tum: Khởi tố đối tượng vận chuyển hơn 80kg hàng cấm

(CLO) Công an tỉnh Kon Tum vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Hải, đối tượng dùng xe ô tô vận chuyển hơn 80kg pháo hoa nổ trái phép.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 21/9: Bắc Bộ trời chuyển mát

Dự báo thời tiết ngày 21/9: Bắc Bộ trời chuyển mát

(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn, khoảng đêm 21/9 và sáng sớm 22/9, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ, trời chuyển mát.

Đời sống