(CLO) Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters mới đây đã phát hành Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số năm 2023. Dưới đây là 5 điều rút ra từ nghiên cứu báo chí số dựa trên dữ liệu từ 46 thị trường khắp thế giới và hơn 93.000 độc giả.
Báo chí không thể bỏ qua TikTok
Theo báo cáo, TikTok đang là mạng xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới. Trung bình cứ 5 thanh niên 18-24 tuổi thì có một người sử dụng nền tảng này để truy cập tin tức, với gần một nửa số người này (44%) sử dụng thường xuyên. Đối với các tờ báo muốn tiếp cận đối tượng trẻ hơn, điều này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng sự hiện diện trên TikTok thực sự cần phải là một phần trong danh mục đầu tư của bạn.
TikTok đang ngày càng được giới trẻ sử dụng để truy cập tin tức. Ảnh: GI
Nhìn chung, việc sử dụng TikTok nhiều nhất ở các khu vực của châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi, trong khi mức độ phổ biến của nền tảng này đối với tin tức cao nhất ở Peru, Thái Lan (30%) và Kenya (29%). Các nhà báo và tổ chức truyền thông nên rút ra một số vấn đề từ thống kê trên, và có thể học hỏi một vài ví dụ thành công mà các tờ báo lớn đang phát triển trên nền tảng này, như cách Washington Post đang làm .
Báo cáo lưu ý rằng “trong khi các nhà báo chính thống thường dẫn dắt các câu chuyện tin tức trên Twitter và Facebook, thì họ lại gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý trên các mạng mới hơn như Instagram, Snapchat và TikTok”. Trong những không gian khá mới mẻ này, “các nhân vật, người có ảnh hưởng và những người bình thường thường nổi bật hơn các nhà báo, ngay cả về lĩnh vực tin tức”. Đây là vấn đề mà các tòa soạn, các nhà báo cần tìm hiểu về lý do tại sao lại như vậy.
Dữ liệu cũng cho thấy rằng việc xem TikTok không chỉ tập trung vào “tin vui” và nội dung lan truyền. Ở một số thị trường, đây cũng là một kênh phổ biến để tìm hiểu sâu hơn về chính trị trong nước, tin tức sức khỏe và các sự kiện địa chính trị rộng lớn hơn. Hiểu những hành vi này là rất quan trọng nếu các tòa soạn muốn khai thác tiềm năng của TikTok bằng cách cung cấp nội dung phù hợp trên nền tảng của giới trẻ này.
Thông tin sai lệch ngày càng nghiêm trọng
Điều này được đánh giá như một mối nguy, song cũng là cơ hội cho các tờ báo chính thống có thể lấy lại niềm tin của độc giả. Hơn một nửa (56%) số người tham gia khảo sát cho biết họ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tế và hư cấu trên mạng xã hội, tức không phân biệt được tin giả và tin thật. Mức độ quan ngại cao nhất ở châu Phi, với hơn 77% số người được hỏi gặp vấn đề này.
Tình trạng nói trên thường diễn ra xung quanh các chủ đề quan trọng như chính trị, sức khỏe và biến đổi khí hậu. Và theo nghiên cứu, số lượng thông tin sai lệch thường tăng lên trong các cuộc bầu cử và trong những sự kiện nóng. Đây là những thời điểm mà các nhà báo và độc giả cần hết sức cảnh giác.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia truyền thông, các tổ chức tin tức cần có trách nhiệm trong việc xác minh thực tế, chống lại tin đồn và thúc đẩy các kỹ năng hiểu biết về phương tiện truyền thông mà cư dân mạng cần để phát hiện tin sai lệch, tin giả. Hiện một số quốc gia như Úc và Singapore, các nỗ lực đang được tiến hành để phát triển các quy tắc phát hiện và xử lý thông tin sai lệch.
Tình trạng né tránh tin tức vẫn đáng ngại
Sự quan tâm đến tin tức đang giảm trong một số quốc gia và khu vực theo thời gian, gồm cả ở các quốc gia có nền báo chí chính thống phát triển mạnh như Argentina, Pháp, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và cả Mỹ.
Thống kê về xu hướng truyền thông 2023. Ảnh đồ họa: RISJ
Điều này có thể là do một số yếu tố. Việc né tránh tin tức có thể được gây ra bởi các yếu tố như giọng điệu và phong cách đưa tin, mức độ liên quan và các chủ đề nhất định. Đây là những thách thức mà các tòa soạn sẽ cần phải giải quyết nếu họ cố gắng đảo ngược những xu hướng này. Các tác giả nghiên cứu nhận xét: “Những thất bại là lớn nhất ở các quốc gia có đặc điểm là mức độ phân cực chính trị cao”.
Bên cạnh đó, ở các quốc gia như Phần Lan và Hà Lan, các quốc gia “có phương tiện truyền thông ổn định, được tài trợ tốt và có sự tin tưởng cao vào các tổ chức” thì mức độ quan tâm vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, “các thị trường ổn định trước đây như Áo và Đức đang bắt đầu bị ảnh hưởng”, báo cáo cảnh báo.
Báo chí công cần sáng tạo hơn
Nghiên cứu cho biết rằng các phương tiện truyền thông dịch vụ công tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, “từ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực tư nhân, một số chính trị gia hay một bộ phận công chúng. Tuy nhiên, ngay cả khi sứ mệnh phục vụ công chúng được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ công đáng kể, thì việc tiếp cận toàn bộ công chúng và phục vụ tất cả mọi người vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức”.
Số liệu của báo cáo cho thấy rõ điều này. Chỉ ở 4/19 quốc gia được khảo sát, độc giả tin tức kỹ thuật số nói rằng các tờ báo được tài trợ công là quan trọng đối với họ. Con số này chỉ cao hơn một chút khi được hỏi liệu nó có quan trọng đối với xã hội hay không.
Với nhiều tổ chức báo chí công luôn phải đối mặt với áp lực kinh tế, điều quan trọng đối với các tổ chức tin tức này là nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ khắp đất nước. Không dễ để phục vụ cho tất cả mọi người, và đó cũng là bản chất của mô hình dịch vụ công cộng, như xe buýt hay công viên.
Các tổ chức tin tức công được khuyến nghị cần tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa nội dung của họ (về phong cách, sản phẩm và các nhà báo làm việc cho họ) để có thể ổn định về tài chính và có một chỗ đứng nhất định trong một thị trường tin tức kỹ thuật số ngày càng đông đúc.
Podcast tin tức đang chững lại
Người dùng podcast có quyền truy cập vào một loạt các chương trình. Nó cũng là một phương tiện cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà xuất bản tin tức cũng như các nhà quảng cáo, vì người dùng dịch vụ này thường có xu hướng trẻ hơn và giàu có hơn.
Tuy nhiên, dù số lượng người nghe podcast đã tăng lên trong vòng 5 đến 6 năm qua, song số lượng người truy cập các podcast tin tức vẫn khá “trầm lắng”.
Cụ thể, theo báo cáo, từ năm 2018, tăng trưởng người dùng podcast hàng tháng đã tăng 5%, từ 29% lên 34%. Tuy nhiên, việc nghe podcast tin tức hầu như không thay đổi, chỉ tăng từ 11% vào năm 2018 lên 12% vào năm 2023.
Nguyên nhân được cho là có thể do số lượng lớn các podcast không phải tin tức hiện có (hãy nhớ rằng số lượng người nghe tất cả các podcast đã tăng lên). Các yếu tố liên quan đến việc né tránh tin tức (phong cách, giọng điệu, mức độ liên quan) cũng có thể liên quan ở đây.
Do đó, các tòa soạn có thể cần phải làm nhiều hơn nữa để thu hút người nghe mới đến với các dịch vụ podcast, đầu tư nhiều hơn vào hoạt động tiếp thị và đa dạng hóa dịch vụ âm thanh của mình.
Đồng thời, có lẽ các tổ chức tin tức cũng cần nghĩ khác về chiến lược podcast của họ. Podcast có thể không phải là cách hiệu quả nhất để thu hút độc giả mới. Các cách tiếp cận khác có thể hiệu quả hơn ở đây. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể là một phương tiện có giá trị để thu hút độc giả trẻ.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Ở các vùng quê rộng lớn của Trung Quốc, AI đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân, cung cấp lời khuyên về mọi thứ, từ chăn nuôi lợn đến kiểm soát sâu bệnh.
(CLO) Trong một thông báo mới vào ngày 29/3, Microsoft đã chính thức loại bỏ script bypassnro.cmd - công cụ được nhiều người dùng ưa chuộng để bỏ qua yêu cầu đăng nhập tài khoản Microsoft khi cài đặt Windows 11.
(CLO) Tiền điện tử ngày càng trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, với những vụ trộm trị giá hàng tỷ USD. Để truy vết tài sản bị đánh cắp, các nhà báo cần đến sự hỗ trợ của các công cụ phân tích blockchain mạnh mẽ.
(CLO) Bạn có thường xuyên kiểm tra cửa ra vào trước khi đi ngủ để đảm bảo rằng chúng đã được khóa chưa? Nếu có, bạn cũng nên áp dụng nguyên tắc tương tự cho các tài khoản trực tuyến quan trọng của mình, đặc biệt là tài khoản Google.
(CLO) Trong nhiều năm qua, quá trình phát triển Android luôn diễn ra một cách công khai, cho phép cộng đồng theo dõi tiến độ làm việc của Google. Tuy nhiên, điều này sắp thay đổi.
(CLO) Một nhà báo truyền hình nhà nước Nga đã thiệt mạng và người quay phim của cô bị thương nặng do trúng mìn ở vùng Belgorod của Nga gần biên giới với Ukraine, theo đài truyền hình nhà nước Nga đưa tin hôm thứ Tư.
(CLO) Những người sử dụng ChatGPT thường xuyên có xu hướng cô đơn hơn, phụ thuộc cảm xúc vào công cụ AI nhiều hơn và có ít mối quan hệ xã hội ngoài đời thực, theo nghiên cứu mới từ OpenAI và MIT Media Lab.