50% sàn giao dịch bất động sản khu vực phía Nam có nguy cơ phá sản

Thứ sáu, 20/08/2021 12:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo khảo sát của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), tại TP. HCM và một số các tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, hiện có khoảng 50% sàn giao dịch có doanh thu chưa tới 10%, và đang đứng trước nguy cơ phá sản.

50% sàn giao dịch đứng trước nguy cơ phá sản

Theo khảo sát của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), tại TP.HCM và một số các tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, hiện có khoảng 50% sàn giao dịch có doanh thu chưa tới 10%, và đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Trong khi đó, chỉ có 10% sàn giao dịch, đa phần thuộc về các doanh nghiệp lớn vẫn “sống khỏe”, trước đại dịch Covid-19.

50% sàn giao dịch bất động sản khu vực phía Nam có nguy cơ phá sản.

50% sàn giao dịch bất động sản khu vực phía Nam có nguy cơ phá sản.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận xét: 50% số sàn giao dịch có doanh thu chưa tới 10%, tức là dòng tiền của họ gần như bằng 0, đa phần là các sàn giao dịch nhỏ, mới thành lập. Các sàn này chính là đối tượng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch Covid-19.

Theo ông Phạm Lâm: Việc các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, đã khiến các chủ đầu tư tạm ngừng mở bán các dự án mới. Do đó, các sàn không có sản phẩm để bán hàng.

“Ngay cả khi có sản phẩm, chưa chắc đã có người mua, vì người dân đang có tâm tâm lý lo ngại tình hình dịch bệnh”, ông Lâm nói.

Mặc dù không có doanh thu từ việc bán hàng, các sàn giao dịch bất động sản vẫn phải gồng gánh hàng loạt các chi phí phát sinh, như phí thuê mặt bằng, lương của nhân viên. Đặc biệt, khoản chi nặng nhất chính là lãi vay ngân hàng.

Chia sẻ với phóng viên về những khó khăn của các sàn giao dịch trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, ông Lâm chia sẻ: “Ngoài 2 yếu tố kể trên, các sàn giao dịch đang rất kẹt vốn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ”.

Bên cạnh đó, các sàn giao dịch đang phải đối mặt với làn sóng nghỉ việc ồ ạt của hàng nghìn nhân viên trong ngành môi giới bất động sản.

“Do phải giãn cách xã hội trong nhiều ngày, không có việc làm, không có tiền tiêu, nhiều nhân viên môi giới sinh ra tâm lý chán nản, họ muốn về quê, hoặc thay đổi việc làm để ổn định cuộc sống. Như vậy, trong dài hạn, khi thị trường ổn định trở lại, lực lượng môi giới bất động sản sẽ thiếu hụt. Đây là bài toán khó cho các sàn giao dịch”, ông Lâm nói.

Trước những khó khăn của các sàn giao dịch bất động sản, ông Phạm Lâm kiến nghị sàn tích cực chuyển đổi công nghệ số, áp dụng các nền tảng công nghệ để tạo ra sự hiệu quả trong công việc.

Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước, ông Lâm kiến nghị tiếp tục giảm 2 loại thế, là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT. Đồng thời, ông Lâm đề xuất Chính phủ xem giãn thêm thời gian nộp thuế đất, và hỗ trợ các sàn giao dịch tiếp cận dễ dàng hơn với các chính sách ưu đãi.

Bên cạnh đó, ông Lâm kiến nghị các ngân hàng giảm lãi vay cho các sàn giao giao dịch bất động sản, lùi thời hạn trả nợ để cho họ có khoảng thời gian phát triển, ổn định.

“Hiện nay, các sàn giao dịch giống như bị dính Covid-19 vậy, họ đang rất cần oxy, ở đây chính là các chính sách hỗ trợ”, ông Lâm nói.

“Cá lớn nuốt cá bé”

Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Tuyển, CEO BHS Group cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, không phải sàn giao dịch nào cũng thua lỗ, cũng có một vài sàn giao dịch ổn định, nhờ vào dòng tiền tốt. Các sàn giao dịch đều có những hoàn cảnh khác nhau.

Đối với các sàn giao dịch lớn, đã có tài sản tích lũy, họ đã xây dựng chiến lược rất tốt, nhân sự ổn định, nên trong bối cảnh hiện nay vẫn “sống khỏe”. Dù vậy, số lượng sàn giao dịch này chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ khoảng 20% tổng số sàn đang hoạt động.

Ông Tuyển cho biết: Nhờ vào dòng tài sản tích lũy, các sàn giao dịch lớn đã làm một cuộc “cách mạng” về công nghệ, họ đã tạo làm thay đổi xu hướng mua hàng mới cho người có nhu cầu.

Đồng thời, cũng nhờ vào dòng tài sản tích lũy đó, các sàn giao dịch lớn có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt nhân sự. Họ liên tục tổ chức các khóa học đào tạo nghề môi giới, từ đó thu hút một lượng lớn nhân sự từ các sàn nhỏ hơn chuyển về.

Ngược lại, với các sàn giao dịch nhỏ, mới thành lập, chưa có tài sản tích lũy lại chiếm đa số trên thị trường, Họ đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản là rất lớn.

“Do không có tài sản tích lũy, lãnh đạo rất khó tạo ra chiến lược kinh doanh dài hạn, từ đó tạo ra một áp lực rất lớn để duy trì doanh nghiệp”, ông Tuyển cho biết.

Đánh giá tổng quan về ngành môi giới bất động sản, ông Tuyển thẳng thắn thừa nhận: “Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, các sàn giao dịch nhỏ hơn phải chấp nhận dừng cuộc chơi, nếu không có sự chuẩn bị thấu đáo”.

Ngoài những kiến nghị của ông Phạm Lâm, ông Nguyễn Thọ Tuyển đề nghị các Hiệp hội, Hội và các doanh nghiệp bất động sản nên có quỹ vắc-xin riêng cho người làm trong ngành bất động sản.

“Các doanh nghiệp bất động sản có lợi thế là có dòng tiền ổn định, có quan hệ, từ đó việc huy động quỹ sẽ cởi trói cho thị trường, giúp thị trường hồi phục sớm hơn”, ông Tuyển nói.

Bên cạnh đó, ông Tuyển cũng kiến nghị Chính phủ nên xem xét việc cấp hộ chiếu vắc-xin cho những đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi. Càng nhiều người được công nhận, sẽ giúp thị trường hồi phục nhanh hơn.

Cuối cùng, ông Tuyển kiến nghị Chính phủ giãn việc nộp thuế VAT cho các sàn giao dịch tới cuối năm 2021, để giảm gánh nặng tài chính cho các sàn giao dịch bất động sản.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

(CLO) Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm thành phố đảo Hoàng Gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Bất động sản
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản