500 tỷ phú giàu nhất thế giới mất 1.400 tỷ USD trong nửa năm nay

Thứ bảy, 02/07/2022 08:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nguyên nhân chủ yếu khiến khối tài sản của các tỉ phú thâm hụt là do thị trường chứng khoán toàn cầu biến động khi các ngân hàng trung ương chống lạm phát.

Được biết, tài sản của những tỉ phú nhất nhì thế giới cũng phải chịu thâm hụt: Tỷ phú Elon Musk giảm gần 62 tỷ USD, khối tài sản của Jeff Bezos giảm khoảng 63 tỷ USD, Giá trị tài sản ròng của “ông trùm” sở hữu trang mạng xã hội nổi tiếng nhất nhì thế giới Mark Zuckerberg đã giảm hơn một nửa.

Các tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới như Elon Musk, Jeff Bezos và Bill Gates. Ảnh: AFP.

Các tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới như Elon Musk, Jeff Bezos và Bill Gates. Ảnh: AFP.

Nhìn chung, theo hãng tin bloomberg nhận định, 500 người giàu nhất thế giới đã mất 1,4 nghìn tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, đánh dấu 6 tháng giảm mạnh nhất trong lịch sử của tầng lớp tỷ phú toàn cầu.

Điều này hoàn toàn trái ngược với hai năm trước đó, khi các chính phủ và ngân hàng trung ương triển khai các biện pháp kích thích khổng lồ sau khi bùng phát Covid-19, nâng cao giá trị của mọi thứ, từ các doanh nghiệp internet đến tiền điện tử.

Khối tài sản xói mòn

Ước tính, trong năm nay, khối tài sản của một số người giàu nhất thế giới đã bị xói mòn tương đối đáng kể.

Được biết, phần lớn các tỷ phú đều đang nắm giữ một số cổ phiếu tăng giá cao nhất, dự kiến sẽ thu về khoản lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên với tình hình hiện tại, để chống lại sự leo thang của lạm phát, các nhà hoạch định chính sách đã phải tăng lãi, một số cổ phiếu tăng giá cao nhất cũng phải chịu cảnh nhanh chóng giảm.

Trong ba tháng gần đây, công ty sản xuất ô tô điện Tesla - đồng sở hữu của tỷ phú Elon Musk đã có quý tồi tệ nhất từ trước đến nay, trong khi công ty Amazon thuộc sở hữu của CEO Jeff Bezos của giảm mạnh nhất kể từ khi bong bóng dot-com bùng nổ.

Mặc dù những thiệt hại đối với những người giàu nhất thế giới đang tăng lên, nhưng đó chỉ là một bước nhỏ trong việc giảm bất bình đẳng giàu nghèo. Theo Chỉ số tỷ phú của hãng tin Bloomberg, tỉ phú Musk, người đồng sáng lập Tesla, vẫn có khối tài sản lớn nhất thế giới, với 208,5 tỷ USD, trong khi tỉ phú Bezos của Amazon đứng thứ hai, với 129,6 tỷ USD.

Theo bảng xếp hạng của Bloomberg, cá nhân giàu nhất nước Pháp - Bernard Arnault, đứng thứ ba với tài sản 128,7 tỷ USD, theo sau là Bill Gates với 114,8 tỷ USD. Họ là bốn người duy nhất trên thế giới có tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD.

Tháng đầu năm nay, hãng tin Bloomberg cũng đưa tin, tỷ phú tiền điện tử Changpeng Zhao có giá trị tài sản ước tính là 96 tỷ USD, cũng ghi nhận khối tài sản giảm mạnh (hơn 80 tỷ USD) trong năm nay do tài sản kỹ thuật số có nhiều biến động.

Suy nghĩ tương phản

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tầng lớp tỷ phú đã thu về rất nhiều của cải, đến nỗi đại đa số không chỉ có thể chịu đựng được nửa đầu tồi tệ nhất của Chỉ số S& P 500 kể từ năm 1970, mà còn có khả năng tìm kiếm những món hời, theo Thorne Perkin, chủ tịch của Papamarkou Wellner Asset Management.

Ông Perkin nói thêm: Suy nghĩ của họ thường tương phản hơn một chút. Khi có nhiều biến động xảy ra, nhiều người sẽ coi đó là thách thức, tuy nhiên các tỷ phú thường sẽ nhìn thấy nhiều điểm tích cực. Điều đó đã đúng ở một số thị trường tài chính gặp khó khăn nhất thế giới trong nửa đầu năm.

Được biết, tỷ phú giàu nhất nước Nga Vladimir Potanin đã mua toàn bộ cổ phần của ngân hàng tầm cỡ châu Âu Societe Generale trong Rosbank PJSC vào đầu năm nay sau cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ông cũng mua cổ phần của doanh nhân Nga Oleg Tinkov trong một ngân hàng kỹ thuật số với giá một phần tư giá trị ban đầu.

Sam Bankman-Fried, giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, đã mua 7,6% cổ phần của Robinhood Markets Inc. vào đầu tháng 5 sau khi giá cổ phiếu của công ty môi giới dựa trên ứng dụng giảm 77% so với đợt chào bán ban đầu ra công chúng được mong đợi nóng bỏng vào tháng 7 năm ngoái. Tỷ phú 30 tuổi này cũng đóng vai trò là người cho vay phương sách cuối cùng đối với một số công ty tiền điện tử gặp khó khăn.

Thương vụ thu mua cao nhất thuộc về Musk, người đã đạt được thỏa thuận trị giá 44 tỷ đô la để mua lại Twitter Inc. Ông đề nghị trả 54,20 USD cho một cổ phiếu; được biết, cổ phiếu của công ty truyền thông xã hội giao dịch ở mức $37,44 lúc 10:25 sáng tại New York.

Người đàn ông giàu nhất thế giới cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tổng biên tập John Micklethwait của Bloomberg vào tháng trước rằng có “một vài vấn đề chưa được giải quyết” trước khi giao dịch có thể hoàn tất.

Lê Na (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp