6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hưng Yên tăng 11,13%

Thứ tư, 03/07/2024 10:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Hưng Yên tiếp tục đạt kết quả khá tích cực. Nổi bật, là chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 11,13% (kế hoạch năm tăng 8%) so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Hưng Yên, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,81% (kế hoạch năm 2024 tăng 7,5-8% phấn đấu trên 8%, cùng kỳ năm 2023 tăng 8,52%).

So sánh với các tỉnh trong vùng, tốc độ tăng trưởng của tỉnh Hưng Yên xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 8/11 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,13% (kế hoạch năm tăng 8%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,28%; sản xuất, phân phối điện tăng 12,04%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 5,51%.

Một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước như: Quần, áo các loại tăng 6%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 13%; bao bì bằng plastic tăng 5,9%...

6 thang dau nam 2024 chi so san xuat cong nghiep cua hung yen tang 1113 hinh 1

Hoạt động sản xuất tại nhà máy của công ty TNHH TOTO Việt Nam chi nhánh Hưng Yên, trong khu công nghiệp Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Báo ND

Giá trị sản xuất các ngành: công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, thương mại và dịch vụ tăng 3,54%, nông nghiệp và thủy sản tăng 2,7%. Cơ cấu kinh tế, công nghiệp, xây dựng chiếm 64,13%; thương mại, dịch vụ chiếm 28,05%; Nông nghiệp, thủy sản chiếm 7,82%.

Cũng trong nửa đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Hưng Yên ước đạt 21.445 tỷ đồng, tăng 39,83% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 65,34% kế hoạch năm.

Về cải cách hành chính, Chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đứng ở thứ hạng 12/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc và tăng 1,18 điểm so với năm 2022). Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) đứng ở vị trí 4/63 tỉnh, thành phố (tăng 10 bậc và 8,82 điểm so với năm 2022).

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh xếp vị trí thứ 26/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) xếp vị trí thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên xếp ở vị trí 18/63 tỉnh, thành phố.

Trong thời gian qua, môi trường đầu tư của Hưng Yên đã được cải thiện đáng kể. Với những chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đã giúp Hưng Yên đón nhận các nguồn vốn đầu tư lớn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tính đến ngày 20/6, tỉnh Hưng Yên có 578 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký trên 7,5 tỷ USD. Trong đó từ đầu năm đến nay, có 32 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 544,29 triệu USD.

Trong các quốc gia đầu tư vào tỉnh, Nhật Bản là nước có vốn đầu tư cao nhất với 176 dự án, vốn đăng ký là 3,8 tỷ USD, chiếm 50,98% tổng vốn đăng ký. Tiếp đó là Hàn Quốc với 154 dự án, tổng vốn đăng ký trên 900 triệu USD, chiếm 11,88% tổng vốn đăng ký; Trung Quốc có 151 dự án, với vốn đăng ký 1,1 tỷ USD, chiếm 15,52% tổng số vốn đăng ký...

Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong thời gian tới, Hưng yên tiếp tục tập trung thực hiện một số các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Tập trung xúc tiến thu hút các dự án FDI, kịp thời nắm bắt xử lý khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án tại Hưng Yên.

Xem xét phê duyệt Chương trình phát triển đô thị của các địa phương làm cơ sở quyết định đề án nâng loại đô thị, nâng cấp đơn vị hành chính cấp xã, đặc biệt với các xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030.

Tập trung khai thác tốt các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước năm 2024. Chủ động đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu để dự báo nguồn thu sát với tình hình thực tế phát sinh;

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục về giao đất, xác định giá trị tiền sử dụng đất của các dự án đô thị, nhà ở, tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Phấn đấu tăng tỷ trọng thu nội địa, các khoản thuế trực thu trong tổng thu ngân sách để nâng cao tính bền vững của nguồn thu ngân sách.

Triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

(CLO) Bí thư tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa đạt so với chỉ tiêu, kỳ vọng cũng như tiềm năng. Do đó, 6 tháng cuối năm 2024, các cấp, các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho phục hồi và phát triển sản xuất.

Kinh tế vĩ mô
Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, và mong rằng, thời gian tới, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm, kết nối, tìm kiếm đầu tư vào tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

(CLO) Theo thông tin từ Cục Thống kê Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 17.688 tỷ đồng, bằng 56,6% dự toán năm 2024 và tăng 31,7% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

(CLO) 6 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định ước đạt 5.270 tỷ đồng, bằng 43,8% dự toán năm và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị khẳng định, tỉnh Nam Định đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt đã có nhiều Khu công nghiệp sẵn sàng đưa vào cung ứng phục vụ sản xuất. Vì vậy tỉnh đang đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định.

Kinh tế vĩ mô