6 tháng xung đột Nga – Ukraine: Lạm phát tiêu dùng tăng, triển vọng kinh tế vô định

Thứ hai, 22/08/2022 10:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau 6 tháng xung đột Nga – Ukraine, giá năng lượng, phân bón, lương thực đều leo thang, ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế và người dân.

Hậu quả từ việc Nga tấn công Ukraine đang đặt ra một mối đe dọa tàn khốc đối với nền kinh tế toàn cầu. Khí đốt tự nhiên (LNG) không chỉ đắt đỏ mà còn có thể không có sẵn nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cấp cho châu Âu, hoặc dự trữ năng lượng của EU không đủ.

Đại dịch Covid-19 chưa “nguôi ngoai”, xung đột Nga – Ukraine lại đến khiến các chính phủ, doanh nghiệp và gia đình trên toàn thế giới không kịp “ứng phó”, triển vọng kinh tế toàn cầu vô định, thương mại toàn cầu bị đứt gãy.

6 thang xung dot nga ukraine lam phat tieu dung tang trien vong kinh te vo dinh hinh 1

Tại Bangkok, giá thịt lợn, rau và dầu tăng đã buộc Warunee Deejai, một người bán thức ăn đường phố, phải tăng giá, cắt giảm nhân viên và làm việc nhiều giờ hơn. Ảnh AP.

Lạm phát và chi phí năng lượng tăng cao đã làm tăng triển vọng về một mùa đông lạnh giá và tăm tối. Trong đó, châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái.

Giá lương thực leo thang và tình trạng thiếu lương thực trở nên tồi tệ hơn do việc cắt giảm các lô hàng phân bón và ngũ cốc từ Ukraine và Nga - gây ra nạn đói lan rộng và tình trạng bất ổn ở các nước đang phát triển.

Bên ngoài thủ đô Kampala của quốc gia thuộc khu vực Châu Phi (Uganda), cuộc chiến của Nga ở Ukraine xa xôi đã làm tổn hại đến công việc kinh doanh hàng tạp hóa của nhiều tiểu thương. Ở nơi đó, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng tăng vọt, được bán với giá 6,90 USD/gallon – cao hơn cả ở Mỹ. Trong tuần này, nhiều mặt hàng được bán với giá 2.000 shilling (khoảng 16,70 USD~400.000VND) có thể có giá 3.000 shilling (25 USD~585.000VND) vào tuần tới.

Gamisha – tiểu thương tại Uganda cho rằng tình trạng "giảm phát" đang len lỏi ở khu vực cô đang sống: Giá có thể không thay đổi, nhưng một chiếc bánh rán từng nặng 45 gram giờ có thể chỉ còn 35 gram. Bánh mì nặng 1 kg giờ là 850 gram.

Trong khi đó, cuộc xung đột Nga- Ukraine đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế tháng trước hạ cấp triển vọng nền kinh tế toàn cầu, đây là lần thứ tư trong vòng chưa đầy một năm. Cơ quan dự kiến tăng trưởng trong năm nay đạt 3,2, giảm 1,7% so với mức 4,9% dự báo vào tháng 7/2021 và thấp hơn nhiều so với mức 6,1% mạnh mẽ của năm 2021.

Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, cho biết: “Thế giới có thể sẽ sớm nghiêng ngả trên bờ vực của cuộc suy thoái toàn cầu, chỉ hai năm sau cuộc suy thoái cuối cùng.

Ngoài ra, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc chia sẻ giá lương thực và năng lượng tăng đã khiến 71 triệu người trên toàn thế giới rơi vào cảnh đói nghèo trong ba tháng đầu tiên của cuộc chiến.

Trong đó, các nước ở Balkan và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia khác nhau có nguy cơ rơi vào khủng hoảng đói trong năm nay.

Tại Bangkok, giá thịt lợn, rau và dầu ăn tăng đã buộc cô Warunee Deejai, một người bán thức ăn đường phố, phải tăng giá, cắt giảm nhân viên và làm việc nhiều giờ hơn.

Cô nói: “Tôi không biết mình có thể giữ giá bán phải chăng này trong bao lâu. “Hết giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19 và phải đối mặt với điều này thật khó khăn”.

Tuy nhiên, khó khăn chưa thực sự bắt nguồn từ xung đột Nga – Ukraine. Trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu nhiều áp lực.

Sự phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch đã đẩy tỷ lệ lạm phát tăng vọt, áp đảo các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa, gây ra tình trạng chậm trễ, thiếu hụt và giá cả cao hơn. Đáp lại, các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để cố gắng hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế và kiềm chế giá cả tăng vọt.

Trung Quốc sau nhiều lần “khốn khổ” vì đại dịch đã trực tiếp làm suy yếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vào thời điểm đó, nhiều nước đang phát triển vẫn phải vật lộn với đại dịch và gánh những khoản nợ chồng chất để bảo vệ người dân khỏi thảm họa kinh tế.

Xung đột nghiêm trọng tại châu Âu chỉ là “chất xúc tác” ảnh hưởng thêm vào nền kinh tế vốn đẽ yếu ớt. Nga là nhà sản xuất xăng dầu lớn thứ ba thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên, phân bón và lúa mì hàng đầu. Các trang trại ở Ukraine nuôi hàng triệu con trên toàn cầu.

Syahrul Yasin Limpo, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, đã cảnh báo trong tháng này rằng giá mì ăn liền, một mặt hàng chủ lực ở quốc gia Đông Nam Á, có thể tăng gấp ba lần do giá lúa mì tăng cao.

Ở nước láng giềng Malaysia, nông dân trồng rau Jimmy Tan than thở rằng giá phân bón đã tăng 50%. Ông cũng trả nhiều tiền hơn cho các vật dụng như tấm nhựa, túi và ống mềm.

Phần lớn người dân sống trong cảnh nghèo đói ở Pakistan, đồng tiền của họ đã mất giá tới 30% so với đồng đô la và chính phủ đã tăng giá điện lên 50%.

Muhammad Shakil, một nhà xuất nhập khẩu có tiếng ở Pakistan cho biết ông không còn có thể mua lúa mì, đậu gà trắng và đậu Hà Lan vàng từ Ukraine. “Bây giờ chúng tôi phải nhập khẩu từ các nước khác, chúng tôi phải mua với giá cao hơn” - có khi cao hơn 10% -15%, Shakil nói.

Khi chiến tranh thúc đẩy lạm phát, các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất để cố gắng làm chậm tốc độ tăng giá mà không làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế.

Châu Âu, trong nhiều năm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga cho nền kinh tế công nghiệp của mình, đã phải hứng chịu một “cú đấm lớn”. Giá năng lượng tại khu vực cao gấp 15 lần so với trước khi Nga đổ quân ồ ạt ở biên giới Ukraine vào tháng 3/2021.

Adam Posen, chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và cựu hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh cho biết: “Có rất nhiều rủi ro và áp lực suy thoái ở châu Âu so với các nền kinh tế thu nhập cao còn lại.

Ngoài ra, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Nga sẽ giảm 6% trong năm nay. Sergey Aleksashenko, một nhà kinh tế người Nga hiện đang sống tại Hoa Kỳ, lưu ý rằng doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 10% trong quý II/2022 so với một năm trước đó.

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô