6 thập kỷ trở thành siêu cường hạt nhân của Trung Quốc và cam kết “không sử dụng trước”

Thứ sáu, 18/10/2024 10:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cách đây 60 năm, Trung Quốc đã tiến hành vụ thử vũ khí nguyên tử đầu tiên của mình, khởi đầu cho hành trình trở thành một siêu cường hạt nhân.

Thời khắc lịch sử

60 năm trước, tại sa mạc Lop Nur xa xôi ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc đã kích nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, có mật danh là “Miss Qiu” (cô Khâu).

Cuộc thử nghiệm được tiến hành vào ngày 16/10/1964 và phản ứng dây chuyền phân hạch mà nó gây ra đã làm tan chảy nửa trên của một tòa tháp sắt cao 120 mét. Đó là một thời điểm mang tính bước ngoặt trong quá trình theo đuổi vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

6 thap ky tro thanh sieu cuong hat nhan cua trung quoc va cam ket khong su dung truoc hinh 1

Một bức ảnh lưu trữ không ghi ngày tháng cho thấy mọi người đang ăn mừng cuộc thử nghiệm thành công bom nguyên tử ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Vụ thử được tiến hành vào thời điểm Trung Quốc đang gặp phải những thách thức chính trị to lớn: liên minh với Liên Xô tan vỡ và Moscow đã rút lại sự hỗ trợ về công nghệ với Bắc Kinh vào cuối những năm 1950, Trung Quốc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc.

Nhưng vụ nổ đã đẩy nhanh quá trình phát triển sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc trước thời hạn quan trọng do Mỹ, Liên Xô và Vương quốc Anh đưa ra cho Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Hiệp ước này xác định rằng đầu năm 1967 sẽ là thời hạn cuối cùng để xác định và công nhận các quốc gia có vũ khí hạt nhân là "quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân" hợp pháp, có đặc quyền sở hữu loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này một cách hợp pháp.

Đồng thời với việc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cũng phát triển công nghệ tên lửa của mình. Vào ngày 27/10 năm 1966, Trung Quốc đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung Dong Feng-2 (DF-2) có gắn đầu đạn hạt nhân. Cuộc thử nghiệm đã mang lại cho nước này khả năng phóng bom hạt nhân bằng tên lửa thay vì bằng máy bay.

Vào ngày 17/6 năm sau tại Lop Nur, Trung Quốc đã thử nghiệm thiết bị nhiệt hạch đầu tiên của mình: một quả bom khinh khí – loại vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn, mạnh hơn so với bom nguyên tử.

Nhà sử học Zhang Jing của Đại học Bắc Kinh cho rằng những động thái thách thức "chiến thuật" này nhằm mục đích nâng cao tinh thần của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

6 thap ky tro thanh sieu cuong hat nhan cua trung quoc va cam ket khong su dung truoc hinh 2

Những vụ thử bom nguyên tử đầu tiên của các cường quốc cũng như sức công phá so với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki (đơn vị triệu tấn thuốc nổ TNT). Đồ họa: SMCP

Chủ tịch Mao Trạch Đông từng tuyên bố trong một bài phát biểu vào năm 1956 rằng Trung Quốc sẽ theo đuổi các công nghệ quốc phòng tiên tiến, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. “Chúng ta không chỉ cần nhiều máy bay và pháo binh hơn, mà còn cần cả bom nguyên tử. Trong thế giới ngày nay, chúng ta không thể thiếu thứ này nếu không muốn bị người khác bắt nạt”, ông nói trong một cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956.

Quyết định này một phần xuất phát từ những thiếu sót về công nghệ của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất bắt đầu vào năm 1954. Nhưng theo giáo sư Zhang, lời cam kết của Moscow trong việc giúp Bắc Kinh phát triển công nghệ hạt nhân cũng đóng một vai trò đáng kể.

Với chiến lược và chính sách quốc gia được thiết lập, việc tuyển dụng các nhà vật lý hạt nhân như Đặng Gia Tiên và các nhà khoa học khác đã sớm được tiến hành. Các viện nghiên cứu được thành lập và các cơ sở được xây dựng, bao gồm lò phản ứng nước nặng và máy gia tốc cyclotron đầu tiên của đất nước. Các mỏ uranium ở các tỉnh Giang Tây và Hồ Nam cũng đã đi vào hoạt động.

Nhưng trong vòng vài năm, quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow đã trở nên xấu đi và Liên Xô đã dừng viện trợ, rút các chuyên gia hạt nhân của họ khỏi Trung Quốc. Đó là tháng 6/1959, và đột nhiên người Trung Quốc phải tự mình tiếp tục. Họ đặt tên cho chương trình bom nguyên tử độc lập của mình là “Dự án 596 ”.

Cam kết “không sử dụng trước”

Vài giờ sau khi thiết bị nguyên tử được thử nghiệm vào ngày 16/10/1964, Chính phủ Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố chính sách "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước", rằng "sẽ không bao giờ, bất cứ lúc nào hoặc trong bất kỳ hoàn cảnh nào, là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân".

6 thap ky tro thanh sieu cuong hat nhan cua trung quoc va cam ket khong su dung truoc hinh 3

Một tên lửa hạt nhân liên lục địa của Trung Quốc được phóng lên từ tàu ngầm. Ảnh: Global Times

Bắc Kinh sau đó nói thêm rằng họ đã cam kết "vô điều kiện không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia không có vũ khí hạt nhân hoặc các khu vực không có vũ khí hạt nhân" và bắt đầu thúc giục 4 cường quốc hạt nhân khác vào thời điểm đó cam kết "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước".

Bất chấp những thách thức, các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn tiếp tục. Cuộc thử nghiệm bay đầy đủ đầu tiên của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 được tiến hành vào tháng 5/1980. Cuộc thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển cuối cùng được thực hiện vào tháng 10 năm đó.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-1 được thử nghiệm vào năm 1982; và vào năm 1983, Type 092 SSBN - tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc có khả năng bắn SLBM vào thời điểm đó - đã được đưa vào biên chế.

Sau đó, vào năm 1985, người kế nhiệm Chủ tịch Mao Trạch Đông là ông Đặng Tiểu Bình đã cắt giảm một triệu quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân, trong một động thái chuyển hướng lớn sang phát triển kinh tế.

Nhà sử học Zhang Jing cho biết: “Một trong những lý do quan trọng khiến chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thành công là sự đảm bảo an ninh và sự tự tin mà năng lực hạt nhân mang lại cho Trung Quốc với tư cách là một cường quốc có trách nhiệm”.

Thành tựu kinh tế giúp nâng cao năng lực hạt nhân

Khi cuộc cắt giảm hàng loạt đang diễn ra, Chủ tịch Đặng Tiểu Bình đã nhắn nhủ quân đội nên "kiên nhẫn trong vài năm".

“Tôi thấy rằng vào cuối thế kỷ này, chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua mục tiêu tăng gấp bốn lần [GDP] và đến lúc đó, chúng ta sẽ mạnh hơn về mặt tài chính và có thể chi một khoản tiền tương đối lớn để hiện đại hóa trang thiết bị quân sự của mình”, ông Đặng Tiểu Bình hứa.

Trong những “năm kiên nhẫn”, nhiều chương trình quốc phòng lớn đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ. Nhưng vào thời điểm Trung Quốc tham gia Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện năm 1996, quốc gia này đã tiến hành tổng cộng 45 cuộc thử hạt nhân vật lý.

Dựa trên các thí nghiệm đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã hoàn thành việc chế tạo vũ khí neutron vào năm 1988, xác nhận sở hữu một quả bom khinh khí thu nhỏ vào năm 1999, chế tạo tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bằng nhiên liệu rắn - DF-21 và DF-31 - cũng như SLBM JL-2, và cuối cùng đã triển khai năng lực hạt nhân trên biển với tên lửa JL-1A trên tàu ngầm Type 092.

Đến năm 1999, như ông Đặng Tiểu Bình đã dự đoán, nền kinh tế Trung Quốc đã bùng nổ và ngân sách quân sự bắt đầu tăng vọt. Phần lớn số tiền đã được chi cho các năng lực vũ trang thông thường.

Trung Quốc duy trì "chính sách hạt nhân tối thiểu", nhưng kho vũ khí hạt nhân của nước này đã được tăng cường đáng kể nhờ vào việc đưa vào sử dụng tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 094 mới, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 mới, tên lửa DF-5C, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động trên đường DF-31AG và DF-41, tên lửa đạn đạo tầm trung - xa có khả năng mang vũ khí hạt nhân DF-21D/26 và tên lửa siêu thanh DF-17, cũng như máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân được cải tiến từ nền tảng H-6.

6 thap ky tro thanh sieu cuong hat nhan cua trung quoc va cam ket khong su dung truoc hinh 4

So sánh tầm bắn, số đầu đạn và độ dài của ccá tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 (Trung Quốc), RT-2PM2 Topol-M (Nga) và LGM-30G Minuteman III (Mỹ). Đồ họa: SMCP

Theo ước tính của Lầu Năm Góc vào năm ngoái, tính đến tháng 5 năm 2023, Trung Quốc sở hữu hơn 500 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động, có thể sẽ có hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động vào năm 2030 và sẽ tiếp tục gia tăng con số đó cho đến năm 2035, tạo nên kho vũ khí hạt nhân tương đương với Mỹ và Nga.

Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2023 cho biết: "So với những nỗ lực hiện đại hóa hạt nhân của quân đội Trung Quốc một thập kỷ trước, những nỗ lực hiện tại đã vượt trội những nỗ lực trước đây về cả quy mô và độ phức tạp".

Quang Anh (theo SCMP)

Tin mới

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.

Nghề báo
Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.

Nghề báo
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế