(CLO) Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 6 tiêu chuẩn quốc gia về các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích, có tham khảo với các phương pháp quốc tế, nước ngoài (ISO, ASTM, US EPA), nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quan trắc môi trường (không khí, nước, đất và quản lý chất thải rắn) để áp dụng đồng bộ trong thực thi các văn bản pháp quy về môi trường (Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường).
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội thời gian vừa qua (ảnh minh họa).
Việc sử dụng các văn bản pháp lý trong đó các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật là một trong nhiều công cụ quan trọng nhất đang được các cơ quan quản lý trường quốc gia áp dụng phổ biến và có hiệu quả để quản lý môi trường. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này giúp các nhà hoạch định chính sách, các ngành công nghiệp cũng như người sử dụng có được các công cụ chung cần thiết để cùng nhau bảo vệ môi trường.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường đang được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn vào các hoạt động quản lý môi trường nhằm kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm ở nước ta.
Một hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật về môi trường đầy đủ sẽ là cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình về khía cạnh bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn và phù hợp hơn với bối cảnh nền kinh tế.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về quan trắc, phân tích, lấy mẫu môi trường trên cơ sở tham khảo các phương pháp, tiêu chuẩn quốc tế, các tài liệu nước ngoài kết hợp với khảo sát là phù hợp và cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp bách về kiểm soát và quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay.
Trong năm 2024-2025, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề nghị xây dựng 6 tiêu chuẩn về lấy mẫu, quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm trong môi trường nước, không khí và đất, trầm tích. Các tiêu chuẩn này được xây dựng theo phương thức chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế ISO, ASTM, US EPA.
Phương pháp này mang lại hiệu quả cao vì vừa tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí để xây dựng tiêu chuẩn, vừa kế thừa được những thành tựu khoa học hiện đại nhất của thế giới. Các tiêu chuẩn này đều được viện dẫn trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thông tư về hướng dẫn quan trắc môi trường, nhưng chưa được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia nên gây khó khăn cho việc áp dụng thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Do vậy, việc xây dựng 6 tiêu chuẩn quốc gia này là hết sức cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cấp bách phục vụ kiểm soát và quản lý ô nhiễm môi trường nói chung.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Báo cáo của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng tan chảy sông băng "chưa từng có" do khủng hoảng khí hậu, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước trên toàn thế giới.
(CLO) Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận 10 năm qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận, với năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục mới.
(CLO) Hàng nghìn nông dân trồng ca cao trên khắp Indonesia đang hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức khác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, vốn đã đẩy giá ca cao lên mức kỷ lục.
(CLO) Mỹ đã rút khỏi JETP, một thỏa thuận khí hậu quan trọng nhằm hỗ trợ Nam Phi, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác chuyển đổi sang năng lượng sạch.
(CLO) Trung Quốc cam kết triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn nhằm giảm phát thải carbon, với mục tiêu đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
(CLO) Theo một phân tích, thực vật và đất trên Trái đất đã đạt mức cao nhất về khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) vào năm 2008. Kể từ đó, tốc độ cô lập carbon của chúng đã giảm dần.
(CLO) Điện gió đang có sự phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn thứ hai thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ sau năng lượng mặt trời.
(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, nguồn oxy của Trái đất sẽ cạn kiệt. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra, và liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không?
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.